Dữ liệu là nguyên liệu quan trọng nhất của máy tính

Dữ liệu là nguyên liệu của máy tính

Chia sẻ kiến thức 07/10/2021

Khi bạn làm việc trong ngành máy tính, dù ở bất kỳ vị trí công việc nào, phải luôn luôn ghi nhớ rằng dữ liệu là vấn đề cốt lõi, quan trọng hơn hết thảy.

Đây là chiếc máy tính lượng tử thương mại đầu tiên trên thế giới, do IBM sản xuất, ra mắt tại Đức mới đây, ngày 15/6/2021.

Hình 2.1: Máy tính lượng tử IBM Q System One.
Hình 2.1: Máy tính lượng tử IBM Q System One.

Theo báo chí cho biết, chi phí thuê tính toán trên máy tính lượng tử hiện nay khoảng 10.000 USD mỗi giờ. Để biết thêm về chiếc máy tính lượng tử thương mại đầu tiên này, bạn chỉ cần Google tên của nó “IBM Q Systems One” là ra đủ loại thông tin.

Tuy nhiên, có một thông tin mà báo chí không nói đến, chỉ giới khoa học cho biết: máy tính lượng tử phải dựa vào máy tính cổ điển, tức loại máy tính mà chúng ta đang dùng hiện nay, để nhập xuất và hiển thị dữ liệu.

Bài báo khoa học cho ta biết thông tin ấy: https://arxiv.org/pdf/1803.01958.pdf.

Hình 2.2:  Ba giai đoạn thực hiện trong máy tính lượng tử.
Hình 2.2:  Ba giai đoạn thực hiện trong máy tính lượng tử.

Theo đó máy tính cổ điển chuyển đổi dữ liệu dưới dạng nhị phân thành dữ liệu lượng tử để thuật toán lượng tử xử lý, giai đoạn đó được gọi là “Load classical data into quantum format” (Nạp dữ liệu cổ điển vào định dạng lượng tử).

Sau khi xử lý xong thì cần giai đoạn chuyển đổi kết quả lượng tử thành dữ liệu cổ điển dạng nhị phân, gọi là “Extract quantum results into classical data”. Dữ liệu tồn tại dưới dạng nhị phân thì thông qua máy tính cổ điển, con người mới có thể đọc và hiểu được nhờ các báo cáo, nhờ công cụ business intelligence.

Qua sự kiện máy tính lượng tử của IBM, chúng ta rút ra 2 ý quan trọng:

  1. Máy tính, dù là lượng tử hay cổ điển, mà không có cách gì tải dữ liệu vào để xử lý thì không có giá trị gì, dữ liệu là nguyên liệu đầu vào, là ý nghĩa sống còn của máy tính. Ý này là hiển nhiên, nhưng tôi vẫn nhắc ra ở đây, vì thực tế nhiều công việc trong ngành máy tính, đặc biệt là các công việc của business analyst, sẽ dễ dàng được thực hiện hơn rất nhiều nếu luôn nhận thức đúng ý này.
  2. Ít nhất là máy tính cổ điển vẫn có chỗ của nó bên cạnh máy tính lượng tử, tức là tất cả những ai có kỹ năng nghề nghiệp về máy tính cổ điển chưa lo bị máy tính lượng tử sa thải.

THÔNG ĐIỆP: khi bạn làm việc trong ngành máy tính, dù ở bất kỳ vị trí công việc nào, phải luôn luôn ghi nhớ rằng dữ liệu là vấn đề cốt lõi, quan trọng hơn hết thảy.

Mentor Hoàng Xuân Thịnh

Kỹ sư về Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Chuỗi bài về chuyển đổi số và business analysis:

BÀI 0. Giới thiệu chuỗi bài viết về Chuyển đổi số và Phân tích nghiệp vụ

BÀI 1. Không bắt đầu bằng “Hello World”

BÀI 2. Dữ liệu là nguyên liệu của máy tính

BÀI 3. Dataflow – Luồng dữ liệu

            BÀI 3.1. Luồng dữ liệu logic và luồng dữ liệu kỹ thuật

            BÀI 3.2. Học hỏi từ kỹ thuật thiết kế máy bay, áp dụng vào thiết lập bài toán chuyển đổi số

BÀI 4. Case study – Tình huống nghiên cứu

BÀI 5. Basic workflow – Luồng công việc cơ bản: Quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ mang lại doanh thu

BÀI 6. Bài phân tích số 1

BÀI 7. Basic dataflows và supportive dataflows thể hiện trạng thái chuyển đổi số hiện tại

BÀI 8. Bài phân tích số 2: Tìm kiếm các vấn đề sản xuất kinh doanh từ mô hình workflow-dataflow hiện tại

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!