Những tình huống thường gặp của dân non-IT khi học lập trình

Những tình huống thường gặp của dân non-IT khi học lập trình

Chia sẻ kiến thức 28/11/2021

Với dân ngoại đạo non-IT khi học lập trình, rất thường gặp phải đối mặt với những tình huống chẳng dễ chịu nào dưới đây. Tuy nhiên thì điều gì cũng có thể vượt qua, nếu bạn thực sự quyết tâm.

Công nghệ thông tin nói chung và lập trình nói riêng là lĩnh vực không quá khó, nhưng cũng không phải là dễ. Với dân ngoại đạo non-IT khi học lập trình, rất thường gặp phải đối mặt với những tình huống chẳng dễ chịu nào dưới đây. Tuy nhiên thì điều gì cũng có thể vượt qua, nếu bạn thực sự quyết tâm. Đây là chân lý mà dân non-IT khi học lập trình nên tự nhắc nhủ bản thân mình.

Choáng váng với “biển” kiến thức mới

Choáng váng với kiến thức mới quá nhiều, cảm giác ngợp vì những định nghĩa, thuật ngữ lạ tai… có lẽ là điều mà bất cứ dân non-IT khi học lập trình nào cũng gặp phải. Thực ra thì điều này là hoàn toàn dễ hiểu, vì ai cũng có bước khởi đầu. Bạn là “tấm chiếu mới” trong lĩnh vực này, thì đương nhiên bạn phải học từ đầu các thuật ngữ, làm quen với các kiến thức sơ đẳng của nó. Khi đã nắm được một số kiến thức nền tảng, cơ bản thì bạn có thể chinh phục các kiến thức tiếp theo dễ dàng hơn.

Đừng vì đọc bài học thấy lạ tai; nghiên cứu sơ sơ các video bài giảng hoặc lướt qua bài tập thấy hóc búa đã vội than vãn kêu trời. Từ tốn học từng chủ đề kiến thức, tìm kiếm – hỏi người đi trước, nghiên cứu và tiếp thu kiến thức một cách bình tĩnh, kiên trì và quan trọng là thực tâm muốn học, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được cái cảm giác choáng ngợp ban đầu này.

Dân non-IT khi học lập trình: Đau đầu nhức óc vì kiến thức khó

Dù vượt qua cảm giác choáng ngợp trong lĩnh vực mới, thì không thể phủ nhận có những lúc, xTer sẽ khổ sở đau đầu nhức óc vì kiến thức… khó. Khó thật chứ, bởi lập trình thường bao gồm nhiều khái niệm, nhiều thuật toán. Với người non-IT khi học lập trình, tư duy lập trình chưa có, kiến thức chưa vững chắc, chưa nhiều kinh nghiệm, thì các bài khó sẽ là thử thách thực sự.

non-IT khi học lập trình
Có thể cho bản thân nghỉ ngơi một chút, viết ra vấn đề cần giải quyết và nghiên ngẫm giải quyết, bạn sẽ có được lời giải trước các kiến thức khó.

Có thể cho bản thân nghỉ ngơi một chút, viết ra vấn đề cần giải quyết và nghiên ngẫm giải quyết, bạn sẽ có được lời giải trước các kiến thức khó. Nếu vẫn “bí xị”, thì đừng ngại đặt câu hỏi: xTer FUNiX có thể hỏi mentor, hỏi bạn đồng môn; lên mạng hay các trang chuyên về lập trình để nhờ trợ giúp… là cách bạn nên làm ngay, thay vì bỏ bê việc học hay là chấp nhận thua cuộc.

Tâm lý trì hoãn việc học của dân non-IT khi học lập trình

Tình huống khá phổ biến với dân non-IT khi học lập trình là vì sợ khó mà ngại học, thậm chí là trì hoãn việc học. Bạn muốn nghỉ ngơi khi gặp khó khăn, nhưng rồi lại chẳng đủ quyết tâm để dở lại bài học. Bạn “sợ” mình không làm được, và tặc lưỡi cho bản thân được lười biếng một vài ngày…

Tâm lý trì hoãn này có thể khiến cho bạn đánh mất mọi thành quả đã có, và làm cho bạn rời xa việc học lập trình mãi mãi. Thậm chí, nó còn thôi thúc ý nghĩ muốn bỏ cuộc, chuyển hướng trong lòng bạn.

Những lúc này, bạn hãy nghĩ về lý do mình đã bắt đầu: Vì sao bạn chọn học lập trình? Bạn có thể đạt được thành quả gì nếu học thành công? Ai là người truyền cảm hứng cho bạn? Họ đã đối mặt khó khăn ra sao?

Dù áp lực đến đâu, bạn cũng cố gắng trả lời rành mạch từng câu hỏi, quay về với mục đích học tập thực sự. Hãy cố gắng mở lại máy tính, đọc các câu lệnh, làm bài tập, thực hành, rút ra các bài học cho mình để từng bước giải quyết các khó khăn. Thực sự, chỉ có cái tôi chăm chỉ, nghiêm túc, trạch nhiệm mới có thể đẩy bạn ra khỏi tâm lý trì hoãn.

Hi vọng rằng, bạn sẽ sớm vượt qua những tình huống khó khăn của dân non-IT khi học lập trình và gặt hái được những kết quả tốt trong học tập, công việc của mình nhé!

Quỳnh Anh (tổng hợp)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!