Hướng dẫn cách mã hóa tài sản để tạo ra NFT (Non-fungible token)

Hướng dẫn cách mã hóa tài sản để tạo ra NFT

Chia sẻ kiến thức 04/09/2022

Ngày nay hầu hết mọi thứ đều có thể trở thành NFT, nhưng làm thế nào để bạn mã hóa các tài sản hiện có của mình? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

 

Nghệ sĩ Mike Winkelmann (hay còn gọi là Beeple) đã bán NFT một ảnh ghép kỹ thuật số với giá 69 triệu USD. Bạn có thể bán tài sản hoặc tác phẩm nghệ thuật nào của mình với giá như vậy không?

Có thể là không, nhưng bằng cách mã hóa (tokenize) tài sản của mình, bạn có thể tạo bản đại diện kỹ thuật số cho tài sản đó với công nghệ blockchain. Nó cũng có thể là một nguồn huy động vốn cộng đồng cho các nghệ sĩ và cho phép kiểm soát tốt hơn các thanh toán đến.

 Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những điều bạn cần biết về mã hóa tài sản và các bước phát triển token không thể thay thế (non-fungible tokens, viết tắt là NFT) cho tài sản của bạn.

Mã hóa tài sản là gì?

Mã hóa tài sản là quá trình tạo mã thông báo (token) kỹ thuật số đại diện cho quyền sở hữu tài sản trong đời thực, thường được gọi là NFT. Quá trình tạo token sử dụng công nghệ blockchain, giúp bạn lưu trữ và giao dịch token một cách tự do và an toàn.

 Sau khi tạo token không thể thay thế cho một tài sản, bạn có thể niêm yết nó trên một sàn giao dịch NFT (nếu bạn muốn bán quyền sở hữu nó). 

Các bước sau đây sẽ giúp bạn hiểu cách mã hóa tài sản cá nhân hoặc kỹ năng của mình để tài trợ cho các dự án phát triển làm tăng giá trị cho tài sản của bạn.

1. Chọn tài sản

Bạn có thể mã hóa bất kỳ thứ gì bạn sở hữu hoặc tạo ra, nhưng bạn nên chọn thứ gì đó có thể giữ giá trị của nó trong tương lai.

Sau đây là những thứ phổ biến nhất được mã hóa:

  • Vàng, kim cương, đá quý, chứng chỉ cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, đồng xu kỷ niệm… có giá trị tăng theo thời gian.
  • Bạn có thể tạo NFT cho các tài sản như ô tô, máy bay, du thuyền hoặc thậm chí là nhà của bạn. Bạn có thể quyết định phần trăm tài sản mà token sẽ đại diện.
  • Các tài sản phổ biến nhất để mã hóa là các tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập âm nhạc, thiết kế đồ họa, đồ sưu tập thể thao và đồ cổ.
  • Bạn cũng có thể mã hóa các tài sản vô hình như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, v.v.

Hãy chọn tài sản liên quan đến nền kinh tế và công nghệ trong vài năm tới.

2. Xác định Mô hình Doanh thu

Nếu bạn đang mã hóa tranh, thiết kế đồ họa hoặc bất kỳ tài sản có hình thức trực quan nào khác, thì bạn có thể đăng chúng trên các thị trường NFT như OpenSea, Crypto.com hoặc Orica. Khi ai đó mua những token này, bạn sẽ nhận được tiền cho các dự án phát triển của bạn.

Nếu bạn là nhà lập trình phần mềm, phát triển ứng dụng hoặc nhà thiết kế UI/UX, thì bạn có thể mã hóa các tác phẩm hoặc giờ làm việc của mình. Bên cạnh việc mua token, bạn cũng có thể cung cấp dịch vụ của mình cho chủ sở hữu token để làm tăng giá trị của token hơn nữa. 

Nhà thiết kế Matthew Vernon đã mã hóa kỹ năng thiết kế sản phẩm của mình dưới dạng token BOI trong một blockchain Ethereum. Bạn có thể đổi một BOI để lấy dịch vụ thiết kế sản phẩm chuyên nghiệp trong một giờ từ Matthew Vernon.

3. Kinh tế học Token

Kinh tế học token (Token Economics) kiểm soát một phần sự thành công của mã hóa tài sản. NFT được phát hành cho các bức tranh, thiết kế UI/UX, đồ sưu tầm hoặc ảnh của bạn, sẽ tăng giá trị nếu bạn tiếp tục đạt được tiến độ trong dự án mà bạn đang kêu gọi tài trợ.

Giá trị của token cũng sẽ tăng lên nếu đột nhiên có nhiều người hỗ trợ dự án và đầu tư vào các token của bạn. Sự gia tăng bất ngờ về nhu cầu đối với token của bạn sẽ giảm nguồn cung và do đó giá trị token sẽ tăng lên.

Bạn có thể bán token một lần hoặc tăng số lượng token dần theo thời gian. Bạn sẽ cần tuân theo kinh tế học token của các dự án mã hóa tương tự. Theo dõi các thị trường NFT như Binance hay OpenSea để theo dõi giá trị và giao dịch của các token tương đương.

4. Tạo NFT online

Hình thức phổ biến nhất của NFT là token ERC20 trên chuỗi khối Ethereum. Có nhiều website online mà bạn có thể sử dụng để mint token của mình.  

Tạo ERC20 NFT rất đơn giản, mất chưa đến 10 phút. Tuy nhiên, bạn cần có ví tiền điện tử và một số Ether trong ví của mình.

Bạn sẽ cần điền vào một biểu mẫu online về các chi tiết NFT, như tên, ký hiệu, nguồn cung ban đầu, loại token và mạng blockchain. Các khoản phí khác nhau phụ thuộc vào từng nền tảng. Nói chung, bạn phải trả phí hoa hồng, phí gas, v.v.

5. Quy định pháp lý

Nếu bạn đang mã hóa thứ gì đó mà bạn sở hữu cho riêng mình, thì bạn chỉ cần tuân thủ những điều sau:

  • Luật giao dịch tiền tệ ở nước sở tại.
  • Thanh toán mọi khoản thuế cần thiết khi giao dịch online. Thông thường, các nền tảng mã hóa sẽ chịu trách nhiệm làm việc này. 
  • Luật pháp sở tại liên quan đến giao dịch tiền điện tử.

Trong các tình huống huy động vốn từ cộng đồng, bạn sẽ cần tạo các tài liệu pháp lý. Điều này cực kỳ quan trọng là bạn đang chuyển giao một phần quyền đối với bằng sáng chế, nhãn hiệu hoặc bất động sản.

6. Thỏa thuận giám sát

Nếu muốn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với token NFT của mình, thì bạn có thể không muốn chuyển qua ví tiền điện tử có giám sát. Bạn có thể tạo ví tiền điện tử bằng MetaMask hoặc Trust Wallet, là những ví không giám sát.

Tuy nhiên, nếu bạn quản lý ví tiền điện tử và token của bạn thông qua nền tảng giám sát, trong trường hợp bạn làm mất mật mã cho các giao dịch, người quản lý có thể giúp bạn lấy lại tài khoản.

Trong các thỏa thuận giám sát, khóa riêng tư của bạn sẽ nằm trong tay những “người giám sát” bên thứ ba như Binance hoặc Guarda. Họ cũng tạo điều kiện để bạn phát hành và giao dịch token dễ dàng hơn từ nền tảng của họ. 

7. Phân phối token

Tại thời điểm này, bạn phải phát hành hoặc phân phối các token cho người mua để mua chúng. Thông thường, các sự kiện như Cung cấp token ban đầu (Initial Token Offering hay ITO) là những dịp tốt nhất để phát hành NFT.

Các sự kiện như vậy bao gồm xử lý kỹ thuật token, chạy ICO (Initial Coin Offering) và phát hành token hiện tại. Ngoài các token, bạn sẽ cần các tài liệu cung cấp và các công cụ hỗ trợ marketing cho ICO.

8. Mở rộng mạng lưới

Khi bạn đã hoàn thành thành công tất cả các bước trên, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu huy động vốn cho các dự án cá nhân thông qua phát hành NFT hoặc giữ các token của bạn dưới dạng đồ sưu tầm.

Nếu bạn sẵn sàng gây quỹ cho các dự án của mình, bạn cần tập trung vào việc tiếp thị token của mình. Hãy đảm bảo tin tức về dự án của bạn tiếp cận được số lượng tối đa những người ủng hộ và đầu tư tiềm năng. 

Bạn có thể thu hút một lượng lớn khán giả bằng cách sử dụng các chiến thuật marketing online như content marketing, email marketing, quảng cáo online, chương trình giới thiệu và thông cáo báo chí.

Bạn cũng có thể tích cực tuyên truyền trên các nền tảng truyền thông xã hội để lan truyền tin tức đến những người quan tâm.

Bắt đầu tạo NFT cho tài sản của bạn

Bài viết này giới thiệu quy trình tóm tắt mã hóa tài sản và tạo NFT. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại dưới phần bình luận để được giải đáp nhé. 

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/how-tokenize-assets-create-nonfungible-tokens-nft/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
icon icon

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!