Tại sao nên dùng CDN để cải thiện trải nghiệm người dùng website?

Tại sao nên dùng CDN để cải thiện trải nghiệm người dùng website?

Chia sẻ kiến thức 07/09/2022

Trang web hoặc blog của bạn tải quá chậm? Hãy cân nhắc sử dụng Mạng phân phối nội dung (CDN) để đẩy nhanh tốc độ. Vậy CDN là gì? CDN có thể giúp ích gì cho bạn? Hãy tìm hiểu cùng FUNiX.

Thời gian tải của trang web bị trễ hai giây có thể khiến tỷ lệ thoát (bounce rate) tăng vọt đến 103%. Các trang tải chậm có thể giết chết doanh nghiệp của bạn khi hơn một nửa (54%) người dùng di động thoát khỏi một trang nếu mất hơn một vài giây để tải.

Có nhiều cách cải thiện tốc độ trang web, nhưng sử dụng CDN (Content Delivery Network, hay Mạng phân phối nội dung) là một trong những cách nhanh nhất.

 

CDN là gì?

CDN là một nhóm các máy chủ đặt tại nhiều địa điểm trên thế giới lưu và trữ nội dung tĩnh như HTML, hình ảnh và video.

Công việc củanó là lưu nội dung tĩnh từ trang web của bạn trên nhiều vị trí rồi cung cấp nội dung cho khách truy cập thông qua máy chủ gần nhất với vị trí của họ.

Giả sử trang web của bạn được lưu trữ trên máy chủ tại Anh nhưng phần lớn khách truy cập trang web của bạn đến từ Mỹ; CDN có thể cung cấp nội dung trang web tĩnh của bạn cho họ thông qua máy chủ tại Mỹ. Điều này có nghĩa là họ có thể xem trang web ở tốc độ nhanh hơn nếu nó phải di chuyển từ máy chủ ở Anh.

Tại sao bạn cần CDN?

Thông thường, khi bạn xây dựng một trang web, bạn sẽ lưu trữ nó trên một máy chủ (host) được chia sẻ. Tức là bạn chia sẻ máy chủ của mình với những người khác. Khi người dùng truy cập trang web của bạn, họ sẽ được chuyển hướng đến máy chủ (server) của máy chủ lưu trữ (host) của bạn nằm trong khu vực mà bạn đã chọn (hầu hết các host cho phép bạn chọn trung tâm dữ liệu của mình).

Mỗi khi người dùng truy cập website của bạn, họ đi qua máy chủ được chia sẻ duy nhất đó. Vì vậy, nếu trang web của bạn có nhiều lưu lượng truy cập hoặc có quá nhiều trang web khác chia sẻ cùng một máy chủ, nó dễ dàng trở nên quá tải.

 

Việc sử dụng CDN có thể giúp giảm áp lực lên máy chủ của bạn mà bạn không cần phải thay đổi máy chủ (host) web.

Ưu điểm của CDN

CDN có thể tạo ra sự khác biệt lớn về cách website hoạt động và nó cũng có thể cải thiện trải nghiệm người dùng. Dưới đây là một số lợi ích lớn nhất của CDN:

  • Tốc độ: Sử dụng CDN có thể tăng tốc độ và giảm thời gian tải trang web của bạn. Đây là một yếu tố ảnh hưởng không chỉ tỷ lệ giữ chân người dùng mà cả cách các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng trang web của bạn.
  • Trải nghiệm người dùng: Một trang web nhanh hơn đương nhiên dẫn đến trải nghiệm người dùng được cải thiện. Nghiên cứu cho thấy khi trang web mất hơn hai giây để tải, khách truy cập sẽ rời khỏi và đi đến nơi khác. CDN giúp giảm tỷ lệ thoát giảm và tăng thời gian mọi người ở lại trên trang web của bạn.
  • Tải máy chủ (server load): Nếu trang web của bạn có nhiều lưu lượng truy cập, CDN có thể giúp phân phối tải (load) trên máy chủ của bạn, có nghĩa là nó sẽ phản hồi nhanh hơn.

Tốc độ trang web ảnh hưởng đến chuyển đổi

Chúng ta đã biết rằng các trang web tải nhanh hơn khiến người dùng hài lòng, nhưng điều đó ảnh hưởng đến chuyển đổi* (conversion) như thế nào?

*Tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) là một khái niệm trong marketing chỉ khả năng chuyển đổi các yếu tố khách hàng tiềm năng bnhư lượt truy cập trên website, lượt like trên fanpage v.v. thành hành vi mua hàng, đăng kí nhận thông báo hoặc thông tin về sản phẩm.

79% khách hàng cho biết họ sẽ không quay lại trang web tải lâu. Gần một nửa số người dùng sẽ từ bỏ một trang web nếu mất hơn 3 giây để tải. Điều này có nghĩa là bạn có thể mất đến một nửa số khách truy cập trước khi họ có cơ hội duyệt trang web của bạn.

 

Gã khổng lồ bán lẻ Walmart, đã thấy sự gia tăng chuyển đổi sau khi cải tiến tốc độ trang web của mình. Trước đây, họ phát hiện rằng những khách chuyển đổi đã trải nghiệm tốc độ tải nhanh hơn hai lần so với những khách không chuyển đổi.

Sau khi tối ưu hóa tốc độ trang web của mình, họ nhận thấy rằng cứ một giây tốc độ trang web được cải thiện, số chuyển đổi tăng 2%. Doanh thu cộng dồn cũng tăng lên 1% cho mỗi 100ms tốc độ trang web được cải thiện.

Có thể thấy rằng tăng tốc độ trang web của bạn, dù chỉ một giây, có thể tác động rất lớn đến chuyển đổi. Đầu tư vào CDN có thể giảm thời gian tải trang web của bạn tải và mang thông tin nhanh hơn đến cho khách truy cập.

Cải thiện tốc độ trang web ảnh hưởng đến khả năng hiển thị

Do Google xem xét cả tốc độ trang web khi xếp hạng kết quả tìm kiếm, thời gian tải có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mọi người có thể tìm thấy website của bạn thông qua công cụ tìm kiếm.

Vào năm 2015, lượng tìm kiếm trên di động đã tăng cao hơn trên desktop và con số này tiếp tục tăng lên qua từng năm. Điều này cho thấy rằng cần phải đảm bảo trải nghiệm trang web của bạn trên thiết bị di động cũng phải tốt như trên desktop (nếu không muốn nói là tốt hơn).

 

Trước đây, xếp hạng tìm kiếm chỉ tính đến desktop về mặt SEO. Dù một trang web cung cấp trải nghiệm di động kém thì nó vẫn có thể xếp hạng cao trên Google nếu trải nghiệm desktop vẫn ổn.

Điều này đã thay đổi. Các trang được xếp hạng và lập chỉ mục (index) trên Google dựa trên trải nghiệm người dùng trên di động. Nếu bạn muốn xếp hạng tốt và do đó tăng khả năng người dùng nhìn thấy trang web của mình trên kết quả tìm kiếm, bạn sẽ cần nỗ lực giảm thời gian tải trang web trên tất cả các thiết bị.

CDN có thể cung cấp nội dung trang web một cách nhanh chóng và an toàn để nâng cao trải nghiệm của người dùng, tăng xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên trang web của bạn.

Sử dụng CDN để giảm thời gian tải

Cả các phiên bản CDN miễn phí và trả phí đều rất dễ triển khai trên trang web của bạn. Dù bạn có coi mình là chuyên gia SEO hay không, CDN có thể giúp khắc phục nhanh chóng các vấn đề về thời gian tải trang web một cách cực kỳ hiệu quả.

Vân Nguyễn

Dịch từ: makeuseof.com/use-cdn-website/

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!