Lập trình viên khiếm thị làm việc cho Google | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Lập trình viên khiếm thị làm việc cho Google

Chia sẻ kiến thức 24/04/2017

Lucas Radaelli nhận thấy những người khiếm thị vẫn có năng lực làm việc như các đồng nghiệp khác.

Lucas Radaelli chia sẻ niềm đam mê lập trình và cách vượt qua những trở ngại để hoàn thành tốt công việc được giao.

Tôi là người khiếm thị hoàn toàn, hiện làm việc cho Google với nhiệm vụ chỉnh sửa thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi tin rằng nhiều bạn có hoàn cảnh như tôi có thể làm việc không khác gì so với những đồng nghiệp bình thường khác.

Lập trình viên của Google Lucas Radaelli.

Phần lớn thời gian, tôi sử dụng một trình soạn thảo (chính xác là trình soạn thảo đa chức năng Ecmas với tiện ích Emacspeak có thể đọc nội dung trên màn hình) và một trình duyệt web để theo dõi trang nội bộ của Google với các văn bản cùng một số thứ khác.

Sự khác biệt lớn nhất là chúng tôi nghe những gì được đọc ra từ màn hình hoặc đọc với sự trợ giúp của công cụ hiển thị chữ nổi Braille. Mức giá quá đắt khiến tôi không thể tự sở hữu một chiếc, nên chỉ có thể lập trình bằng cách nghe những gì được viết ra từ trên màn hình.

Công cụ hiển thị chữ nổi Braille quá đắt nên Radaelli chưa thể sở hữu sản phẩm này và làm việc nhờ một trình soạn thảo có khả năng đọc tất cả những thứ hiện trên màn hình.

Thử thách lớn nhất khi lập trình chỉ bằng cách nghe chính là việc bạn phải học cách ghi nhớ rất nhiều thứ. Bạn di chuyển từng dòng để nghe đọc toàn bộ câu đó hoặc thậm chí, di chuyển qua lại giữa các từ và ký tự. Điểm đáng nói là, vào mỗi thời điểm, bạn chỉ nắm bắt được một phần nhỏ tất cả những gì có trên màn hình. Bạn cũng không thể tra cứu định nghĩa các hàm, biến bắt gặp một cách nhanh chóng mà phải nhớ chúng. Nếu thực sự cần tra cứu, bạn phải đánh dấu chúng, tìm kiếm định nghĩa, đọc rồi mới quay lại với công việc lập trình đang dang dở. Vì việc này tốn thời gian nên tôi chọn cách luyện khả năng ghi nhớ mọi thứ.

Cá nhân tôi thích sử dụng Emacspeak vì nó mang lại nhiều điều thú vị khi lập trình bằng ngôn ngữ C++. Ví dụ, nó có khả năng điều chỉnh tông giọng, có thể đọc các biến, hàm và những thành phần khác của ngôn ngữ lập trình với giọng nói phân hóa độ cao khác nhau. Việc đánh dấu mọi thứ riêng biệt giúp tôi nhận biết mọi thứ dễ dàng hơn.

Và có một điều nhiều người không biết, lập trình viên khiếm thị không căn lề khi làm việc. Chúng tôi thường hoàn thành mọi thứ rồi sau đó mới chỉnh lề và điều này chẳng có ích lợi gì với bản thân chúng tôi cả.

Tiết lộ này khiến nhiều người có thể thắc mắc khi lập trình ngôn ngữ Python (ngôn ngữ lập trình này coi trọng việc căn lề). Ngay cả với Python, việc căn lề cũng không ý nghĩa với chúng tôi. Tôi tự tạo cho mình một vài bí quyết, chẳng hạn như cách thêm một dòng ở cuối mỗi cụm mã để ngăn riêng chúng ra và dễ nhận biết hơn.

Khi đọc code của người khác, tôi cài đặt chế độ đọc tùy chọn ở màn hình của mình theo từng mức độ căn lề, nhưng việc này khá phiền phức bởi với mỗi dòng mà bạn được đọc lên, tiện ích sẽ đọc luôn cả những phím cách xuất hiện ở dòng đó.

Theo VNEXPRESS.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!