Lập trình viên không cần phải xuất phát điểm từ một người rất cao siêu; Người làm công nghệ không nhất thiết phải là một người thật giỏi về Toán; Công nghệ không phải là chỉ để giải các vấn đề lớn như Machine Learning... là một số những thông tin đã được chia sẻ trong khuôn khổ xDay28 HN, chủ đề “Những ngộ nhận về nghề lập trình”.
Trong gần 80 phút trao đổi, Diễn giả – anh Lưu Trọng Hiếu – Co-Founder & CTO của Velacorp và Shippo cùng MC – anh Đoàn Thế Vinh – IT Manager của FUNiX, đã chỉ ra rằng: Thật ra, công nghệ gần gũi hơn thế nhiều. Công nghệ đơn thuần chỉ là trước những vấn đề thực tế gặp phải, chúng ta tìm cách đáp ứng nó bằng các ứng dụng công nghệ. Công nghệ là để giải quyết các bài toán về tăng năng suất, bài toán quản trị…
Người học được tốt nhất chính là người dám hỏi ngu.
Thực hành sinh hiểu biết. Phải động tay động chân vào làm thật trước. Trong CNTT, phải nhảy vào code một cái gì đó, dễ cũng được nhưng mà phải làm. Quá trình Hỏi và Thử sai là hai quá trình quan trọng nhất để học và sau này đi làm.
“Key” chính của người làm lập trình là kiên trì. Điều quan trọng nhất của nghề này, không nằm ở tư duy logic tốt hay không mà là chúng ta có kiên trì với những việc chúng ta gặp phải hay không….
Rất nhiều “ngộ nhận” đã được bộc bạch kèm lời khuyên để định hướng xTer trong cách học hiệu quả, cách học để đi làm tốt. Mời các bạn cùng theo dõi lại phần giao lưu gần gũi và “dốc gan dốc ruột” của Diễn giả và người dẫn chương trình.
Rất hy vọng các time code và nội dung tương ứng trong Youtube sẽ giúp các bạn lĩnh hội rõ hơn những nội dung của buổi Talk này.
2:37 Diễn giả giới thiệu bản thân Co-Founder kiêm CTO của Velacorp (công ty đầu tư) và Shippo (đơn vị giao hàng nội địa). Một số thông tin liên quan đến tuyển dụng và nhân sự của hai công ty.
06:40 Đội ngũ phát triển sảm phẩm của hai đơn vị. Chủ yếu dùng công nghệ để giải quyết các bài toán của công việc thực tế. Ví dụ với Shippo, là các ứng dụng liên quan đến giao tiếp với khách hàng, các app dành cho Shipper, các app trong kho…
07:34 Đội phát triển sản phẩm của Vlacorp và Shippo có “một ngày free” để chủ động tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công nghệ, sản phẩm.
10:40 Từ lĩnh vực Sinh học rẽ ngang sang CNTT, diễn giả tham gia nhiều nhóm, diễn đàn về ngành để học và hỏi. Lợi thế là đi làm sớm từ thời sinh viên, khởi đầu là lập trình website; tạo forum…
11:40 Kinh nghiệm cứ mày mò, cứ vọc dần dần ngộ ra. Tự nhảy vào sửa lỗi, lấy code có sẵn, tự đọc thêm, làm quen với HTML, CSS, ASP… Có thời điểm dành vài đêm để đọc tài liệu, để sửa website của mình và bắt đầu thấy khá thú vị.
19:15 Hội lập trình viên có phải là những người giỏi Toán, rất cao siêu? Thực ra không cần phải như thế. Cần nhất là tư duy logic tốt, để chúng ta làm những công việc liên quan đến khoa tự nhiên nói chung. Lập trình bây giờ không còn ghê gớm như ngày xưa, dễ tiếp cận hơn với tài liệu online, cộng đồng cũng đông hơn.
21:00 Xưa tự ti vì gặp vấn đề khó, hỏi những người trong cộng đồng nhưng vì những câu hỏi của mình quá dễ nên không ai trả lời. Vì thế, mình tìm mọi cách để giải quyết. Khi gặp một vấn đề, hoặc lỗi, mình sẽ thử giải quyết nó bằng nhiều cách, từ đó sẽ biết cách nào sẽ ổn và cách nào sẽ fail, rồi từ đó sẽ có một loạt các kiến thức liên quan, một cách hệ thống.
23:00 Key chính của người làm lập trình là kiên trì. Bây giờ có rất nhiều cách tiếp cận để giải quyết vấn đề của chúng ta. Quan trọng của nghề này, không nằm ở tư duy logic tốt hay không mà là chúng ta có kiên trì với những việc chúng ta gặp phải hay không. Giờ đây, khi đối diện với những vấn đề khó, những công nghệ mới mình đủ tự tin để “nhảy” vào xem xét nó, dũng cảm chơi với nó và “chiến”. Tin rằng, thời gian sẽ cho mình câu trả lời.
29:28 Càng đi làm mới thấy mình càng kém. Cần dành thời gian tìm hiểu thường xuyên. Đến thời điểm này mình vẫn hỏi ngu. Không có gì phải suy nghĩ cả, mình không biết thì mình hỏi. Người học được tốt nhất chính là người dám hỏi ngu.
31:11 Nghề lập trình sướng hay khổ? – Làm lập trình không có giờ giấc, overtime là thường xuyên – Đặc thù của nghề là luôn trong tâm thế phải học. Với người thích “vọc” thì rất thích nhưng khi quá nhiều công nghệ mới thì cũng khá áp lực. – Nếu làm sản phẩm mình tâm huyết, thì quên ăn quên ngủ, sống hết mình. Cảm giác mình tạo ra thành quả rất sướng.
37:00 Là người làm sản phẩm, biết kỹ thuật mà không giải quyết được vấn đề thực tế đang gặp phải là cái khổ. Nhưng nếu đáp ứng được thực tế vấn đề gặp phải thì lại là cái sướng.
37:45 CNTT thời mình là một ngành, có những công việc liên quan đến lập trình, tin học một cách rõ ràng. Nhưng giờ đây, CNTT không phải là một ngành, mà là hạ tầng, nền tảng của tất cả các ngành. Nó chen vào tất các ngành và thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội. Tạo ra một cái gì đó làm tốt hơn cho công việc của ai đó là một cảm giác rất sướng. VD: như grab/uber cũng sử dụng công nghệ, ứng dụng cung cấp nguồn lực giúp việc…
47:45 Ngộ nhận về Công nghệ – là để giải quyết các vấn đề lớn như Machine Learning. Thật ra, công nghệ có thể hiểu thân thuộc hơn: Trước những vấn đề thực tế gặp phải, chúng ta tìm cách đáp ứng nó bằng các ứng dụng công nghệ. Công nghệ là để giải quyết các bài toán tăng năng suất, bài toán quản trị… Q&A
55:22 Học CNTT như thế nào để đi làm được tốt? – Phải động tay động chân vào làm thật trước. Trong CNTT, phải nhảy vào code một cái gì đó, dễ cũng được nhưng mà phải làm. Quá trình Hỏi và Thử sai là hai quá trình quan trọng nhất để học và sau này đi làm. – Rất ít môi trường cần kiến thức hàn lâm (trừ các Trung tâm Nghiên cứu), còn lại phần lớn là phải triển khai dự án, biến các nghiên cứu thành các sản phẩm thật. – Thực hành sinh hiểu biết. Tìm một số project và làm rồi hoàn thiện dần.
57:55 Gợi ý một số project để tập làm: join vào các Opensource, CodeFights, hoặc những trang khó hơn như SPOJ…
Minh Văn
Leave a Reply