VnExpress – Với quan điểm “Một khi đã quyết thì dùng tâm huyết mà làm”, mentor Tống Văn Linh – mentor khóa học Automotive  luôn là một mentor tâm huyết với xter và công việc giảng dạy tại FUNiX.

Kỹ năng cần thiết để theo đuổi lĩnh vực Automotive

Là một trong những mentor chủ chốt của khóa học Automotive do FUNiX khai giảng năm 2018, mentor Tống Văn Linh được nhiều sinh viên yêu mến vì sự thẳng thắn và tâm huyết trong giảng dạy. Nói về cơ duyên khi đến với FUNiX của mình, anh chia sẻ, là do được một đồng nghiệp và một cựu sinh viên FPT giới thiệu. Hứng thú với mô hình đào tạo của FUNiX, cũng như mong muốn được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình cùng các học viên, anh đã chính thức trở thành mentor.

Trong giảng dạy, mentor Tống Văn Linh (ngoài cùng bên phải) có biệt danh “Sôn – gô – ku (Nhân vật chính trong bộ truyện tranh Nhật Bản “Bảy viên ngọc rồng” – PV) thường áp dụng phương pháp giảng dạy dễ hiểu: Luôn cố gắng mô tả các vấn đề lý thuyết thành lời một cách dễ hiểu nhất cho xter.

Với hơn bảy năm trong nghề, gắn bó với mảng tự động hóa ngay từ khi mới tốt nghiệp khoa Cơ điện tử – ĐH Bách Khoa Hà Nội, anh Tống Văn Linh nhận định: Ở hiện tại, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, Automotive sẽ một trong những ngành có xu hướng đầu tư lớn nhất trong công nghệ, bên cạnh các xu hướng khác như AI, Big Data, hay Digital Transformation. Kỷ nguyên kết nối mọi thứ với ô tô, hay ô tô như một phòng thư giãn, hay các công nghệ an toàn, công nghệ tự động trên ô tô, hay robot, CNC, công nghiệp, sẽ phát triển rất mạnh.

Vì vậy, theo anh Linh, Automotive là một ngành đang rất sôi động, có nhu cầu tuyển dụng lớn, nhiều việc làm và cần những lập trình viên có kỹ năng tốt. Đây là cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ muốn đi theo định hướng này.

“Kỹ năng cứng cần có là kỹ năng lập trình, thiết kế, database. Kiến thức cần có về hệ thống automotive, về hệ thống ô tô, robot. Ngoài ra cần các kỹ năng về ngoại ngữ, thái độ làm việc chuyên nghiệp…” – anh đưa ra lời khuyên.

Đánh giá cao tính thực tiễn của khóa học Automotive do FUNiX tổ chức, mentor Tống Văn Linh cũng chỉ ra một số thách thức mà các học viên gặp phải trong quá trình học tập.

“Automotive là một ngành tương đối khó, khó từ thiết kế đến lập trình, từ quy trình đến chất lượng… Lựa chọn khóa học này học viên phải xác định học tập thật tốt các kỹ năng lập trình, thiết kế, hiểu các quy trình, và xây dựng một mindset làm việc chuyên nghiệp” – anh phân tích.

Ba câu hỏi “vàng” giúp ích cho việc tự học

Để giúp học viên của mình vượt qua những thách thức kể trên, mentor có biệt danh “Sôn – gô – ku (Nhân vật chính trong bộ truyện tranh Nhật Bản “Bảy viên ngọc rồng” – PV) thường áp dụng phương pháp giảng dạy dễ hiểu: Luôn cố gắng mô tả các vấn đề lý thuyết thành lời một cách dễ hiểu nhất cho xter.

Đánh giá cao tính thực tiễn của khóa học Automotive do FUNiX tổ chức, mentor Tống Văn Linh luôn tâm huyết với việc giảng dạy, trao truyền kiến thức và giúp đỡ học viên.

“Với mình, mentor  giống như là một phiên dịch, dịch từ hiểu biết về kỹ thuật với các thuật ngữ kỹ thuật sang ngôn ngữ đời thường cho các bạn” – anh chia sẻ.

Làm mentor cho FUNiX, anh Linh ấn tượng về hai nhóm xter khác nhau khiến vai trò mentor cũng luôn thay đổi. Đó là một nhóm các học viên luôn biết cách đặt ra những câu hỏi đi vào cốt lõi bản chất vấn đề. Thường để trả lời những câu hỏi này, mentor phải có kỹ thuật tốt và hiểu biết cũng như có kinh nghiệm thì trả lời các bạn sẽ dễ hiểu. Lúc này, kinh nghiệm nghề nghiệp, các kỹ năng giảng dạy từng có trong hơn ba năm tại Fresher Academy của FPT Software đã hỗ trợ giúp cho anh thỏa mãn được học viên.

Nhóm học viên thứ hai thường đặt ra những câu hỏi cơ bản, có thể do các bạn là những học viên mới chuyển ngành, mới bắt đầu học… Gặp các câu hỏi kiểu này, mentor Tống Văn Linh thường dùng “chiêu” hỏi ngược để dẫn dắt học viên.

“Mình thường hay hỏi ngược lại các bạn là các bạn đang hiểu như thế nào? Các bạn đã tìm hiểu được đến đâu về vấn đề đó và cố gắng gợi ý chứ không trả lời thẳng đáp án. Mục đích của mình là giúp rèn cho các bạn cách suy nghĩ và móc nối kiến thức. Ở nhóm đối tượng học viên này, mục tiêu của mình “dạy là chính”, và ở đây không phải là dạy các bạn học vẹt, mà chính là dạy các bạn cách học” – mentor Tống Văn Linh tâm sự.

Chia sẻ con đường sự nghiệp của mình hiện tại, anh Linh cho biết thời sinh viên, anh cũng chỉ được học duy nhất một kỳ học lập trình theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Nhưng rồi vì đam mê, anh quyết định đi theo lĩnh vực tự động hóa cho đến giờ. Trải qua nhiều vị trí, đến nay là một senior manager tại FGA – FPT Software, anh Linh luôn tâm niệm: “Một khi đã quyết thì dùng tâm huyết mà làm”.  Sự tâm huyết, có trách nhiệm cùng quyết tâm cao giúp anh thăng hoa trong công việc và cuộc sống.

Đó cũng là lời khuyên mà mentor Sôn – gô – ku muốn chia sẻ đến các bạn trẻ theo ngành CNTT nói chung: “Để thành công Một là phải làm, phải học bằng tâm huyết để có trách nhiệm với quyết định của bản thân. Hai là khi học thì phải biết tận dụng hỏi đúng lúc đúng câu cần hỏi, đừng đối phó.”

Đặc biệt, anh Linh khuyên xter khi tự học nên đặt các câu hỏi theo thứ tự WHY (Tại sao lại như vậy, tại sao lại như kia, tại sao nó chạy, tại sao nó không chạy), WHAT (nó là gì, để làm gì …), HOW (làm thế nào, cách làm ..)….”

Quỳnh Anh

Mentor Tống Văn Linh tốt nghiệp khoa Cơ điện tử – ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2011. Anh là một chuyên gia về C / C ++, QT / QML với nhiều kinh nghiệm về Automotive và QT.

Ngoài công việc chuyên môn, anh còn có ba năm tham gia giảng dạy tại  Fresher Academy của FPT Software trong các khóa học C/C++, QT/QML.

Anh hiện là Senior Manager tại FGA – FPT Software.