Huyền Trang – Nhã Quỳnh (Dịch từ Csuglobal.edu/blog)

Hầu hết chúng ta đều biết, sinh viên học trực tuyến rất tự do vì tính chất linh hoạt và thoải mái về thời gian học, nhưng yêu cầu cần thiết để thành công với việc học trực tuyến là phải duy trì được động lực học và tính kỷ luật, ý thức tự giác trong học tập. Để hoàn thành tốt các bài tập, sinh viên buộc phải bắt tay học ngay, tập trung và áp dụng kiến thức của mình vào bài kiểm tra.

Trong bài viết này, chúng tôi mang đến cho bạn 10 lời khuyên được đúc kết từ các nghiên cứu, khảo sát và chia sẻ của Liz Mellem – một chuyên gia về Marketing của CSU – Global giúp việc học trực tuyến thành công hơn. Hãy nhớ những lời khuyên này và thực sự cố gắng để việc học trở nên dễ dàng trong tầm tay bạn. Tạo cho mình môi trường học tập phù hợp, có kế hoạch và biết rõ những gì sẽ làm là điều tốt nhất để đạt được điểm số xứng đáng.

#1 Có một người bạn cùng tiến.

Bạn không cần phải học một mình, thực tế bạn cùng tiến nên là 1 người bạn thân hoặc cũng có thể là nhiều người, để giúp bạn trở nên hứng thú hơn trong quá trình học. Có thể bạn nghĩ rằng “ Tôi là 1 sinh viên học trực tuyến, tôi làm thế nào để có 1 người bạn cùng tiến?”.

Bạn cùng tiến không nhất thiết phải là những người bạn cùng lớp hoặc cùng trường. Một người bạn cùng tiến có thể là bất kì ai sẽ cùng tham gia vào môi trường học tập của bạn. Cũng có thể là chú thú cưng của bạn, con cái bạn, cái chăn yêu thích của bạn, một tách trà hoặc một quyển vở,…danh sách này có thể dài hơn nữa. Tuy nhiên, phải là điều khiến bạn yêu thích và ỏ ngay quanh bạn. Đó được gọi là “bạn cùng tiến”.

#2 Lập thời gian biểu học tập.

Khảo sát cho thấy, độ tuổi trung bình của sinh viên theo học trực tuyến là 35 tuổi, họ đã có công ăn việc làm, đã kết hôn và có con. Điều đó nói lên rằng : thật dễ hiểu cho việc tại sao nói rằng lập một thời gian biểu cho việc học tập là việc rất quan trọng đối với người học trực tuyến. Nếu không có thời gian biểu, bạn sẽ không thể kịp thời hoàn thành các công việc cần xử lý mà sẽ ỷ lại vào việc để dồn đến cuối tuần mới hoàn thành.

21741985_1395670673835183_1851445909_o

Thời gian biểu của một ông bố/bà mẹ bận rộn 🙂 – Ảnh FUNiX

Vấn đề là có thể bạn muốn tận hưởng cuối tuần của bạn, và chúng tôi cũng muốn làm điều đó cho bạn. Do vậy, việc tạo một thời gian biểu làm việc hàng tuần sẽ giúp ích cho cuộc sống và nâng cao tinh thần trách nhiệm của bạn. Theo sát và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn sẽ thành công ngay cả khi học ở nhà và ở trên lớp.

#3 Tạo không gian học tập cá nhân.

Mỗi người sẽ có những yêu cầu khác nhau trong việc tạo cho mình một môi trường học tập. Một số người muốn được nghe nhạc hoặc xem tivi ngay trong lúc học trong khi những người khác thì lại cần sự yên tĩnh tuyệt đối. Có những công việc bạn cần phải hoàn thành trên bàn học trong khi lại có những sinh viên thích được ngồi học trên sô pha hoặc nằm dài trên giường.

Bất kể là bạn muốn không gian học của bạn trông như thế nào, cảm giác ra sao và có âm nhạc gì thì bạn cũng cần tạo cho mình một góc học tập. Việc tạo ra một không gian học tập sẽ như một sự nhắc nhở để bạn luôn nhớ cần phải hoàn thành mọi việc. Hãy chắc chắn rằng bạn đang cảm thấy thoải mái và có đủ những thứ bạn cần.

#4 Gia đình và bạn bè cần biết về mục tiêu học tập của bạn.

Như đã đề cập ở trên, nhiều người học trực tuyến chỉ như đang dạo chơi mà không thật sự quan tâm đến khóa học, hay điều gì đó có thực sự liên quan đến nội dung khóa học. Họ cần phải tập trung cho việc học, làm bài luận, và hoàn thành bài tập thực hành được yêu cầu của khóa học và chú tâm để chắt lọc tất cả các thông tin có giá trị trong quá trình học. Nhưng thật không may, gia đình và bạn bè có thể làm họ bị phân tâm rất nhiều.

Do đó, cần đề ra mục tiêu về kết quả học tập của bạn và bạn bè cũng như gia đình bạn cần biết để hỗ trợ bạn. Hãy đánh dấu nó trên lịch sinh hoạt của gia đình, hoặc tạo một thông báo trên ứng dụng tin nhắn và các phương tiện truyền thông xã hội, cài đặt thành ghi chú nhắc nhở. Điện thoại của bạn ở chế độ im lặng, hoặc treo biển  “không làm phiền” trên cửa phòng học của bạn để mọi người biết khi bạn cần tập trung. Hãy vạch ra các giới hạn và để mọi người biết được rằng bạn cần có thời gian không bị làm phiền để hoàn thành các công việc của bạn một cách hiệu quả nhất.

#5 Đặt mục tiêu học tập cho bản thân.

Gia đình hay bạn bè quanh bạn không phải là những người duy nhất có thế cần hướng dẫn về thời gian biểu của bạn. Thường xuyên, bất kể có kế hoạch gì thì bạn cũng cần biết rõ những gì bạn phải chuẩn bị cho các khóa học của bạn cũng sẽ giúp làm tăng hứng thú học tập. Hãy loại bỏ những điều khiến bạn “cảm thấy không thích nó”. Đây là điều hoàn toàn cần thiết.

#6 Sự trợ giúp trong học tập.

Trở thành một sinh viên học trực tuyến không đồng nghĩa với việc bạn chỉ có một mình. Người hướng dẫn, bạn cùng lớp, giáo viên và các tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ để giúp bạn thành công. Nhiều trường đại học trực tuyến cũng cung cấp các dịch vụ cho sinh viên tương tự như dịch vụ của các trường đại học truyền thống.

Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì, bạn đều có thể yêu cầu sự trợ giúp từ tất cả các nguồn hỗ trợ của đơn vị đào tạo hoặc từ mọi thứ xung quanh trong khuôn khổ học tập. Bạn đang trong quá trình học để đạt đến đích cuối cùng, có thể bạn muốn chuyển sang học về các ngành công nghiệp, tìm kiếm sự thăng tiến hoặc chuyển sang một ngành công nghiệp mới. Dù lý do là gì đi nữa, bạn cũng sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu không có những sự trợ giúp.

#7 Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Điều này đã khá rõ ràng, tuy nhiên vẫn có những sinh viên hoàn toàn tập trung với việc học mà quên mất rằng họ còn có những kì nghỉ. Tạo những ghi chú trên điện thoại là một cách tuyệt vời để nhắc bạn không quên điều đó, nó sẽ nhắc bạn về việc rời bàn học để đi dạo duỗi gân cốt, chuẩn bị cho mình một chút thức ăn nhẹ, hoặc chỉ đơn giản là “rút” tâm trí bạn ra khỏi việc học một lúc để thư giãn và khi quay trở lại bàn học bạn sẽ cảm thấy đầu óc mình đã thoải mái và sẵn sàng hơn.

#8 Lựa chọn thực phẩm tốt cho trí não.

Khi ngồi vào bàn học, bạn cần được bổ sung đầy đủ protein (thịt, gia cầm, hạt, trứng), carbohydrate (trái cây và rau quả) và chất béo (bơ, dầu dừa, pho mát, sữa). Các nguồn dinh dưỡng tự nhiên sẽ cung cấp cho bạn sự tập trung cao độ, bền bỉ và tất cả những năng lượng cần thiết cho quá trình học tập của bạn.

Bạn nên tránh ăn những món chứa nhiều đường như nước soda, kẹo và bánh mì có chứa quá nhiều tinh bột để tránh cảm giác mụ mẫm, mệt mỏi, và nếu không được cấp đủ năng lượng cần thiết sẽ còn gây ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng tiếp thu trong quá trình học của bạn.

#9 Cung cấp đủ nước.

Có rất nhiều những phản hồi về việc bạn chỉ uống được một nửa lượng nước cần thiết phải cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Hãy đảm bảo rằng không gian học của bạn được trang bị đủ độ ẩm, nước sạch và giữ cho cơ thể bạn trong trạng thái tốt nhất. Việc uống đủ nước không chỉ tốt cho da của bạn mà còn giúp bạn tránh khỏi bệnh đau đầu và thèm ăn vặt một cách không cần thiết.

#10 “Dạy lại” những cái bạn đã học.

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, có một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho các bài kiểm tra đó là hãy thử “dạy” lại các kiến thức mà bạn đã học được. Từ những ghi chú, máy tính của bạn, và sách vở bạn ghi chép lại trong quá trình học, hãy hệ thống lại các kiến thức đó và thử trình bày trong một “lớp học giả”. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra đâu là chỗ mà bạn cần xem lại kiến thức của mình.

Hãy làm việc một cách thông minh hơn, đừng ngại khó khăn. Chỉ cần bạn làm theo 10 mẹo học mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây và hãy tìm ra không gian, thời gian và dinh dưỡng tốt nhất cho bạn. Đừng sợ những điều đó sẽ làm xáo trộn và thay đổi môi trường sống của bạn, tất cả rồi sẽ giúp ích cho việc học của bạn và lấp kín thời gian biểu của bạn. Đừng ngại thay đổi và điều chỉnh những gì bạn đang học và những gì diễn ra trong tuần của bạn.

 dsad

Liz Mellem sống tại Denver và là chuyên gia Marketing cho Hệ thống đào tạo đại học toàn cầu của Colorado State University trước khi trở thành một người làm việc tự do. Cô lấy bằng cử nhân về chuyên ngành Công tác xã hội tại Đại học Kansas vào năm 2007, nhận bằng Thạc sĩ về chuyên ngành Công tác xã hội từ Đại học New York vào năm 2008. Ngoài công việc, Liz thích tham gia các hoạt động ngoài trời, đi du lịch, và dành thời gian gặp gỡ bạn bè.