Cùng với sự phát triển của Internet, mạng xã hội… ngày càng có nhiều chiêu lừa đảo tinh vi nhắm vào người dùng để đánh cắp mật khẩu, tài khoản với dụng ý xấu. Nếu không đủ tỉnh táo hoặc biết phòng tránh,  nhiều người rất dễ sập bẫy và nhận về nhiều “quả đắng”. Dưới đây là những phân tích và lời khuyên để đối phó với tình trạng lừa đảo trên Internet từ chuyên gia Lê Hoàng Việt – mentor Đại học trực tuyến FUNiX. 

gười tiêu dùng cần cảnh giác với các thông tin trúng thưởng… trên trời rơi xuống. Ảnh minh họa: Internet.

Các hình thức lừa đảo  phổ biến 

Các hình thức lừa đảo [để đánh cắp mật khẩu] phổ biến ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc giả mạo các trang web, các dịch vụ mà người dùng có tài khoản, ví dụ như Gmail, Facebook và đặc biệt là tài khoản ngân hàng điện tử (Internet Banking), tài khoản các ví điện tử.

Các hình thức lừa đảo này dựa trên các yếu tố như: Người dùng chưa thực sự quan tâm hoặc không biết đến các biện pháp bảo mật phòng ngừa, người dùng không kiểm tra kỹ trước khi cung cấp thông tin cá nhân và các thông tin nhạy cảm, và cuối cùng là người dùng bị các đối tượng lừa đảo dẫn dắt về tâm lý. Hiện nay, việc lừa đảo [để đánh cắp mật khẩu] đều tập trung vào mục đích cuối cùng là tài chính theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các đối tượng có thể lừa đảo người dùng để lấy tiền mặt và các hàng hóa có thể quy đổi (như thẻ điện thoại, thẻ game…) hoặc bán tài khoản của người dùng, lừa người dùng để tạo ra các trang có nhiều lượt thích giả mạo…

Ứng phó khi nhận ra mình rơi vào bẫy lừa 

Với các tình huống lừa đảo, thực sự rất khó nếu người dùng không tỉnh táo và đang bị dẫn dắt về mặt tâm lý, trong khi đó sự việc xảy ra tương đối nhanh. Có hai nguyên tắc tâm lý cần áp dụng vẫn cần phải nhắc lại. Nguyên tắc thứ nhất: không cung cấp thông tin nhạy cảm cho bất kỳ ai và trong bất kỳ tình huống nào. Nguyên tắc thứ hai, miếng phomat miễn phí chỉ có trên bẫy chuột. Vì thế các biện pháp phòng tránh vẫn nên được áp dụng trước, đặc biệt là các công cụ bảo mật nâng cao và người dùng luôn phải cảnh giác trước các đường link lạ được gửi đến cho dù người gửi là ai.

Các đối tượng lừa đảo về mặt công nghệ cũng thường xuyên cập nhật các kỹ năng và kiến thức để đạt mục đích của mình, vì vậy người dùng cũng nên thường xuyên tự cập nhật thông tin và nâng cao hiểu biết để tự bảo về bản thân và những người xung quanh:

Một số lời khuyên bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng phần mềm virus và cập nhật thường xuyên các dữ liệu virus mới
  • Sử dụng các trình duyệt tốt và luôn cập nhật bản mới nhất.
  • Không cài đặt các phần mềm máy tính, ứng dụng lạ trên trình duyệt mà không thực sự biết tác dụng của nó.
  • Không click vào các link lạ: link thông báo máy tính bị nhiễm virus, link các ảnh nóng, video nóng, link quảng cáo trúng thưởng…
  • Kiểm tra đường dẫn thực sự của trang web, các dịch vụ trước khi nhập thông tin tài khoản và mật khẩu, đảm bảo bạn đang truy cập đúng trang web, dịch vụ đó.
  • Luôn sử dụng các trang có biểu tượng khóa an toàn (https) trong khi giao dịch, đặc biệt là giao dịch tài chính, hạn chế truy cập các trang web chỉ sử dụng http thông thường
  • Đăng ký hạn mức chuyển tiền với ngân hàng phù hợp với nhu cầu của bạn, việc này giúp khi bạn không kịp gọi điện báo ngân hàng thì có thể hạn chế được số tiền bạn bị đánh cắp. Một cách khác là dùng nhiều tài khoản, và chỉ chuyển vào ATM một số tiền nhỏ vừa phải để sử dụng.
  • Báo Công An trong cả những tình huống lừa đảo bạn nghĩ là nhỏ: với hành vì lừa đảo chiếm đoạt từ 2.000.000 đến dưới 50.000.000đ cũng đã cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự. Tổng số tiền chiếm đoạt có thể do nhiều lần phạm tội và do phạm tội với nhiều người khác nhau.
  • Tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật cho tất cả mọi người xung quanh để nâng cao ý thức và hạn chế các đối tượng có hành vi lừa đảo.

Nếu vẫn chưa thực sự chắc chắn và yên tâm khi sử dụng Internet, bạn có thể tham khảo ý kiến bạn bè học CNTT, các chuyên gia để có thêm các kiểm tra cụ thể cho tài khoản, máy tính của bạn. Bạn cũng có thể tham gia khóa học như của FUNiX để có thêm kiến thức và trở thành một công dân số đích thực trong cuộc cách mạng 4.0

Quỳnh Anh (ghi)