Nguyễn Duy Nghiêm

Lần đầu nghe đến mô hình đào tạo của Đại học trực tuyến FUNiX, đến vai trò của “mentor” – chuyên gia, người dẫn dắt các học viên, tôi đã thấy rất lạ. Làm mentor là làm gì và lạ quá, thực sự lạ và khi nghe là đã cảm thấy hấp dẫn như một món ăn ngon mà chỉ cần tưởng tượng là đủ thấy vui sướng rồi.

Ấy thế là tôi submit với chương trình và không lâu sau được FUNiX mời tham gia đội ngũ mentor. Thời điểm tôi là mentor miền trung duy nhất active vào lúc đấy.

Từ những buổi, những lần kết nối đầu tiên với chương trình về môn học FUN121x rồi môn FUN131x…. Tôi đã bắt đầu quen và dần thấy, rút ra được nhiều kinh nghiệm về mentoring cho các môn học và phương pháp sẽ mentoring cho người học. Tôi cũng đã suy nghĩ vài lần và cũng khá nhiều cho phương pháp này. Tôi coi đó như là dịch vụ khách hàng vậy. Khách hàng của tôi đa dạng và cũng khó tính nữa. Chính vì vậy, mình đã phải tự vận dụng hết cỡ những kỹ năng mềm mình có từ những ngày làm customer support lead, rồi những ngày làm giảng viên đứng lớp nên cũng đã hiểu được cái quyền của người dùng cuối cùng ấy. Và lấy cái tiêu chí là thoả mãn hay nói ngắn gọn là “sướng” là được để mà làm thước đo cho cái chuẩn ấy.

*********

Khi mentoring, cũng có rất nhiều tình huống mà tôi cũng đã từng dở khóc dở cười vì những câu hỏi đơn giản nhưng mà “làm khó” tôi. Và cách giải quyết ấy được thực hiện bằng cách tôi đặt ngược lại các câu hỏi cho bạn ấy. Một câu hỏi, rồi hai câu hỏi và đến câu hỏi thứ 4 của tôi thì bạn ấy chợt nhận ra và thốt lên: “Ơ hay, sao mentor lại hỏi ngược em? Mentor hỏi thế này thì em hết câu hỏi mất. Nhưng được cái là em đã hiểu được cái em cần hỏi là gì.”

ceo-dat-cau-hoi-

Đôi khi cách trả lời câu hỏi hay nhất là chúng ta hãy đặt ngược lại câu hỏi. (Ảnh minh họa)

Bạn thấy đấy, là mentor, đôi khi cách trả lời câu hỏi hay nhất là chúng ta hãy đặt ngược lại câu hỏi với bạn ấy để bạn ấy tự tìm cách trả lời. Và đó cũng là phương pháp khơi gợi tốt nhất tại tình huống đó mà tôi có thể làm để bạn học viên kia hiểu được bản chất của vấn đề.

*********

Theo Geoffrey, P. Hướng dẫn thực hành “Dạy học ngày nay”, Nhà xuất bản Stanley Thornes, Ông có đề cập 9 câu hỏi  mà các giáo viên hay người hướng dẫn nên hướng vào như sau:

1/ Bạn đặt câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được?

2/ Bạn có để cho học sinh có đủ thời gian để trả lời?

3/ Bạn có sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu,…) để khuyến khích học sinh trả lời?

4/ Bạn có khen ngợi hay ghi nhận (cho điểm) câu trả lời đúng của học sinh?

5/ Bạn có làm cho học sinh mắc cỡ với câu trả lời của mình?

6/ Nếu không có ai trả lời, bạn có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơn nhằm gợi mở cách trả lời cho câu hỏi ban đầu?

7/ Câu hỏi của bạn ngắn gọn và rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu?

8/ Bạn có tránh được việc chuyên sử dụng câu hỏi ghi nhớ?

9/ Bạn có thể phân phối câu hỏi đều khắp lớp?

Và khi tôi vận dụng phương pháp này với hoạt động mentoring thì lại chỉnh sửa thành những ý như sau:

1/ Bạn đặt câu hỏi mà sinh viên sẽ biết cách trả lời?

2/ Bạn đặt dạng câu hỏi gợi ý và mở để sinh viên trả lời được?

3/ Bạn có khen sinh viên?

4/ Nếu sinh viên chưa trả lời, bạn đã trả lời ½ ý của bạn ấy chưa?

5/ Câu hỏi của bạn rõ ý và ngắn gọn?

Với 5 loại câu hỏi tôi tự định nghĩa cho chính mình thì giúp mình “keep-track” được hoạt động mentoring  xuyên suốt.

Kinh nghiệm cho thấy cần phải luyện nhiều mới có được kỹ năng đặt câu hỏi ở mức này. Nhưng trước sau gì thì ta cũng sẽ đạt được và bạn sẽ thích thú phương pháp chất vấn. Kỹ thuật dẫn dắt sinh viên qua các bước lập luận có thể được sử dụng nếu học sinh không hoàn toàn trả lời được câu hỏi.

Dưới đây là một ví dụ phản ứng của một giáo viên dạy lái xe đối với lỗi mà học sinh mắc phải – điều mà chúng tôi đã gặp trong thực tế và phải suy nghĩ. Bạn hãy nghiên cứu kỹ cách xử lý của người giáo viên ấy. Nếu được bạn hãy lấy giấy che phần hội thoại dưới đây (trích từ Thư viện khoa học) và chỉ để lộ từng dòng một, đồng thời bạn hãy suy nghĩ những câu hỏi mà giáo viên có thể hỏi trước khi so nó với câu hỏi mà người giáo viên này đã hỏi.

– Giáo viên: Vừa rồi hình như em nháy xi nhan quá sớm đấy. Giả dụ nếu muốn rẽ phải, em phải nháy xi nhan từ lúc nào?

– Học viên: (không trả lời).

– Giáo viên: Em có thể nháy đèn xi nhan phải thật sớm không?

– Học viên: Em không rõ… em nghĩ có thể được.

– Giáo viên: Điều gì sẽ xẩy ra nếu em nháy xi nhan cả hàng km trước khi đến chỗ rẽ ở chỗ đông người như trung tâm thành phố chẳng hạn?

– Học viên: Các xe khác sẽ tưởng là em đang rẽ phải, trước khi em thực sự rẽ.

– Giáo viên: Đúng rồi, vậy em sẽ bắt đầu nháy xi nhan khi nào nếu quanh đó có nhiều chỗ rẽ?

– Học viên: Sau khi vừa qua chỗ rẽ cuối cùng?

– Giáo viên: Đúng. Rất tốt!

Qua mẩu hội thoại này ta thấy, người học viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên cười hay có lời khen – điều rất cần trong giáo dục.

Khi đặt câu hỏi cho cả lớp, hãy cố gắng phân phối câu hỏi càng rộng càng tốt:

– Một em ở bàn cuối trả lời câu hỏi này nào?

– Hùng nào, em cho thày (cô) và các bạn biết ý kiến của mình?

– Thày (cô) muốn một bạn chưa phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi này.

*********

Chúc bạn có thật nhiều câu hỏi tốt!