Làm product thể hiện tính lãng mạn, sáng tạo. Làm outsourcing thể hiện tính thực tế, tỉ mỉ. Lãng mạn so với thực tế không hơn nhau, chỉ là thích cái gì hơn mà thôi.
Kỹ sư làm trong công ty outsourcing hay công ty product cũng vẫn là người làm thuê. Công ty product có bán sản phẩm được 1 tỷ USD, kỹ sư làm được sản phẩm đó cũng chẳng có gì khác lắm về quyền lợi nếu không phải là cổ đông hay người sáng lập.
Tính cách người Mỹ lãng mạn hơn người Việt Nam. Người Mỹ không cần kết hôn nhưng vẫn sống với nhau và sinh con bình thường. Người Mỹ không cần đi làm cũng có trợ cấp. Họ tôn trọng quyền tự do cá nhân, không có việc làm sống lang thang để sáng tạo cũng không ai đánh giá. Chính vì vậy, họ có toàn lực để sáng tạo. Còn Việt Nam thì khác. Trước khi chinh phục thế giới, bạn phải lo cho bản thân và gia đình trước đã. Và có thể đó là lý do mà người ta chọn outsourcing.
Về năng lực, phải thật sự làm mới hiểu, trình độ kỹ sư Việt Nam nói chung vẫn lởm. Ngành IT Việt Nam có tuổi đời chưa đủ lớn, khi sinh viên nước ngoài nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI), thì sinh viên Việt Nam vẫn còn đang vật lộn với mấy bài tập về ngôn ngữ. Outsourcing chính là cách rèn luyện để kỹ sư/cử nhân Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách tới tầm thế giới.
Nói gì thì nói, mỗi năm hàng nghìn sinh viên Việt Nam ra trường đều làm product cả, thì không biết đào đâu ra ý tưởng cho họ làm. Mỗi năm hàng nghìn sinh viên Việt Nam ra đời còn chưa code được bài tập một cách hoàn hảo, có việc làm outsourcing và kiếm được vài trăm triệu trong gói thu nhập một năm là tốt rồi.
Không thể phủ nhận làm ra được sản phẩm sẽ nâng tầm Việt Nam, đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho đất nước và những người làm sản phẩm. Nhưng làm product không dễ, và không phải ai cũng làm được. Từ ý tưởng, vốn, nhân lực, con người, thậm chí có những product ra đời hoàn chỉnh thì không kinh doanh được do không đáp ứng đúng mong muốn của người dùng.
Không ai cấm bạn ước mơ. Nhưng bạn phải có đủ năng lực thực hiện ước mơ đó.
Mentor Cao Văn Việt – Solution architect, FPT Software
Leave a Reply