Trong số các nhà khoa học có bài trình bày chính tại Hội nghị Khoa học về Giáo dục CNTT trong trường Phổ thông do ĐH trực tuyến FUNiX tổ chức vào ngày 15/11 tới đây có cô Nguyễn Quỳnh Chi – Trưởng phòng Phát triển Chương trình FUNiX, Giảng viên CNTT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Cô sẽ chia sẻ một chủ đề
Là người khá kín tiếng, song nhiều học trò, đồng nghiệp và bạn bè đặc biệt yêu mến cô Quỳnh Chi bởi cô là người người “Rất giỏi, xinh, mạnh mẽ, dứt khoát và… rất cá tính” – như lời nhận xét về cô Chi từ một nam đồng nghiệp.
Học chuyên Toán từ lớp 4 đến lớp 12 nên việc chuyển sang CNTT với cô Chi không quá vất vả như quen với việc học nặng và có tư duy logic khá ổn dù đây là lĩnh vực không nhiều phụ nữ lựa chọn.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội, cô Chi hoàn thành Thạc sĩ năm 2004 và sau đó chuyển tiếp sang học Tiến sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học California (UC), Mỹ với hướng học tập và nghiên cứu chính về Học máy và Tin sinh. Năm 1999, cái duyên với nghiệp giảng dạy đưa cô trở thành giảng viên HV Công nghệ Bưu chính viễn thông. Kể từ đó, nghiệp trồng người gắn bó với cuộc sống của cô.”
Thừa nhận “là phụ nữ mà theo ngành CNTT thì khá vất vả bởi đây ngành khá nặng, đòi hỏi nhiều cố gắng và phụ nữ có nhiều bất lợi, vì thiên chức của phụ nữ là chăm sóc và xây dựng tổ ấm”, cô Chi cảm thấy may mắn vì có ông xã chia sẻ và ủng hộ mình trong sự nghiệp. Nhờ vậy, cô có thể làm nhiều việc cùng lúc, thỏa mãn nhiều sở thích của mình như: âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu, đọc sách, đi du lịch, quan sát và trò chuyện với trẻ em. Đặc biệt, tham gia nhiều hoạt động với hai con mang đến niềm vui, nguồn năng lượng giúp cô làm việc hiệu quả.
Người trẻ thiếu khả năng tự học
Tin rằng, giáo dục trực tuyến hợp với thời đại số hiện nay khi mà con người có thể trao đổi với nhau thông qua mạng internet mọi nơi mọi lúc, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí, cô Quỳnh Chi đã gia nhập FUNiX với vai trò là Trưởng phòng Phát triển chương trình của trường.
“Mình muốn hướng tới một phương thức giáo dục mới khác với truyền thống, trong đó dạy học viên cách tự học, không cần đến trường lớp vì học là công việc của cả đời; Muốn đưa một chương trình công nghệ thông tin mà học viên ngoài việc học được cách tự học còn cung cấp những kiến thức cơ bản để làm nghề, thông qua đó để thực hành phương thức tự học” – cô Chi chia sẻ.
Là giảng viên lâu năm, cô cho rằng, sinh viên trong các trường đại học nói chung và sinh viên CNTT nói riêng hiện nay đang thiếu khả năng tự học và tự thúc đẩy bản thân mình học.
“Có lẽ các bạn đã bị thiếu điều đó ngay từ khi ngồi ở trường phổ thông nên lên đến đại học để thay đổi điều đó rất khó” – cô Chi nói.
Cùng với đó là việc các chương trình đào tạo có phần thiếu gắn với thực tế mà các doanh nghiệp trong nước cũng như thế giới đang cần, chưa cập nhật với nhu cầu thực tế, thiếu kỹ năng làm việc và tự phát triển bản thân.
“Một bạn trẻ muốn thành công khi theo học CNTT thì cần tinh thần sẵn sàng học hỏi và một tư duy logic khá tốt, một chương trình theo học tốt đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, được cọ xát với làm việc thực tế” – cô Quỳnh Chi đưa nhận định.
Bản thân cô Chi luôn có tinh thần sẵn sàng học hỏi, liên tục tự học, cập nhật công nghệ và kiến thức mới để không bị tụt hậu.
“Mình luôn sống lạc quan, luôn tự nhủ việc gì rồi cũng có cách giải quyết, tự thúc đẩy bản thân học hỏi phát triển mọi lúc mọi nơi, nuôi dưỡng niềm đam mê với công việc và muốn cống hiến ngày càng nhiều hơn nữa cho xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng” – cô Quỳnh Chi tâm sự.
Những thách thức trong giảng dạy tin học ở trường Phổ thông
Từ những trăn trở trong giảng dạy, cô Quỳnh Chi tham gia Hội nghị Khoa học về Giáo dục CNTT trong trường Phổ thông với chủ đề chia sẻ là “Dạy lập trình phổ thông theo FUNiX Way”.
Nhà giáo nhận định giảng dạy Tin học trong trường Phổ thông đã có từ lâu và các trường đang cố gắng nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy về giáo viên, cơ sở vật chất, độ cập nhật với trình độ tin học của thế giới. Tuy nhiên việc giảng dạy vẫn còn rất nhiều hạn chế do đặc thù của môn học như: Học sinh không học được theo kiểu truyền thống mà phải sử dụng máy tính, nhiều thực hành; Chương trình thay đổi nhanh nên việc cập nhật chương trình liên tục và đào tạo giáo viên đáp ứng được chuyên môn là một thách thức; Môi trường thực hành và đánh giá khó thống nhất vì rất đa dạng và vì là môn mới nên nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy.
Những điều này đều rất cần các chuyên gia, người có thẩm quyền cùng nghiên cứu giải quyết để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Khoa học 4.0 đang diễn biến sôi động trên toàn cầu.
Vào ngày 15/11 tới đây, với vai trò là đại diện FUNiX có bài trình bày tại Hội thảo Khoa học Giáo dục CNTT trong trường Phổ thông, cô Quỳnh Chi sẽ có cơ hội chia sẻ sâu hơn về những quan điểm của mình. Cô hi vọng sẽ nhận được nhiều trao đổi quý giá về chủ đề này
Quỳnh Anh
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Chi hiện là Trưởng phòng Phát triển chương trình của FUNiX, đồng thời là giảng viên tại HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ năm 1999. Cô từng có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu tại FPT Software, Đại học FPT, FPT Aptech và Viện Công nghệ thông tin Việt Nam.
Không chỉ là một giảng viên tận tụy, cô Quỳnh Chi hiện là một nhà nghiên cứu về Database, Data warehouse, Data Analysis, Data Mining, Machine Learning, thành thạo các ngôn ngữ lập trình Oracle, Matlab, C/C++, SQL, R và Phân tích và thiết kế thuật toán. Tính đến nay, cô đã có nhiều công trình khoa học, bài báo, bài nghiên cứu xuất bản trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.
Cô Chi tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội năm 1999 và hoàn thành Thạc sĩ năm 2004 và sau đó chuyển tiếp sang học Tiến sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học California (UC), Mỹ với hướng học tập và nghiên cứu chính về Học máy và Tin sinh.
Giám đốc quỹ Dariu: Hàng triệu trẻ em Việt Nam sẽ được phổ cập lập trình
Leave a Reply