Con người ta thường hay tò mò về tương lai và tìm cách dự đoán nó. Một vài người thành công trong việc này.
Soros dự đoán chính xác sự mất giá của đồng bảng Anh nên đã nhảy vào đầu cơ và kiếm được khoảng 1 tỷ đô từ phi vụ kinh điển này. Một vài cái tên khác trong giới công nghệ như: Bill Gates, Jeff Boros, Steve Job, Akio Morita… hay trong tài chính có: Goerge Soros, Warrant Buffet, … trong kinh tế có Paul Krugman thì họ đã quá nổi tiếng với những dự đoán chính xác về tương lai của thế giới. Một vài người thì phớt lờ nó kiểu như: quá khứ là của ngày hôm qua, tương lai là ngày mai chưa tới còn hiện tại thì mình vẫn có thu nhập ổn. Chính vì thế mà Nokia từ siêu đại gia cuối cùng phải viết giấy bán thân lấy tiền chôn đứa “con” là dòng điện thoại huyền thoại của mình, đi kèm với nó là cả một hệ sinh thái phần mềm cũng như sản xuất phần cứng vốn được đầu tư quy mô. Ai cũng nói rằng Nokia đã có thời là: “Quá lớn để gục ngã – Too big to fall”. Giờ thì chúng ta có bài học “khi gã khổng lồ gục ngã”.
Thay đổi không loại trừ bất kì ai. Microsoft cũng đang phải đuổi vài nghìn nhân viên vì đơn giản họ không chịu cải tiến bản thân để học tập những kĩ năng mới đáp ứng sự phát triển của thời đại. Họ trì hoãn sự thay đổi của chính mình và làm cho những người dưới quyền họ cũng chậm thay đổi theo và là mối họa của một công ty. Họ thay đổi, học tập liên tục hoặc bị loại. Đó không chỉ là hoàn cảnh éo le mà Microsoft phải trải qua mà còn rất nhiều đại gia ở đủ các lĩnh vực khác cũng phải đối mặt với tình huống đau đớn nhưng cần thiết đó. Vì nhiều người tò mò về tương lai cho nên đội buôn thần bán thánh, “cô” nào đó giới tính nam ở Quảng Ninh, “mợ” nào đó tự nhiên có thần thông nhờ trời phù hộ và “Cậu” nào đó ở Hà Nội ngõ ABC nào đó vẫn sống khỏe nhờ việc bán những dự đoán mù mờ về tương lai, có nhà vài tầng và đi xe ô tô xịn. Ngon ăn đấy chứ? Vậy bạn có kế hoạch gì cho tương lai không?
Hôm nọ, tôi có đọc cuốn “Phương pháp lập trình Wannier” của cựu kĩ sư phần mềm của IBM, Dương Quang Thiện. Với hơn 54 năm kinh nghiệm trong nghề, ông nhận xét trong cuốn sách của mình rằng bản chất của ngành công nghệ là xử lý thông tin. Bạn sử dụng các thiết bị công nghệ và các phần mềm để xử lý thông tin nhanh chóng hơn, chính xác hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Một hệ thống phần mềm là một chuỗi các module liên kết với nhau(Input-Process-Output) và cũng có những thao tác: Tạo, thay đổi, cập nhật, kết xuất dữ liệu, tương tự một anh đầu bếp chứ mấy: chiên, xào, thái, trộn… Cho nên khi gặp một bài toán lập trình thì theo những gì ông Thiện trình bày trong cuốn sách của mình là thiết kế đường đi của dữ liệu và công đoạn thấp nhất là viết mã chương trình. Vì thế, giờ có python, Java, C++/C, C#… thì bài toán và dữ liệu thì vẫn thế, chương trình vẫn chạy theo nguyên tắc đó chỉ có ngôn ngữ với cú pháp khác nhau thôi.
Và với phương pháp suy nghĩ về lập trình này, ông ấy cho rằng dù thời đại có thay đổi, công nghệ có thay đổi thì các lập trình viên vẫn có thể bắt kịp nhanh chóng nếu chú trọng đến việc xử lý dữ liệu và thiết kế hệ thống. Tôi cũng cho rằng bạn học công nghệ tân tiến nhất cũng vứt nếu không nó không bán được. Chả biết “tổ sư” nghề lập trình ở Việt Nam nói có đúng không nhưng làm theo hướng dẫn của ông Thiện thì mấy bài toán trong thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực (ERP) cho doanh nghiệp dễ viết hơn nhiều. Đầu tiên thì cứ tưởng cái gì đó thật là rộng lớn và cao siêu nhưng khi có bản thiết kế dữ liệu và sản phẩm trong tay thì việc đi tìm công nghệ để xử lý nó không quá khó khăn vì ông Thiện trình bày các ví dụ trong cuốn sách bằng 3 ngôn ngữ lập trình khác nhau: Java, FoxPro và C#. Vì rốt cuộc thì các trường dữ liệu và bản thân dữ liệu được xử lý như nhau.
Vừa rồi, tôi có thấy tiêu đề buổi xDay tại Hà Nội vào Chủ Nhật này và cũng tò mò lắm. Không biết là “chuyên gia giá trị nhất của Microsoft” sẽ mang đến buổi hội thảo này sẽ nói cụ thể về điều gì? Mô tả về các thời kì công nghệ mà anh ấy đã trải qua? Và diễn thuyết về việc anh ấy đã vượt qua các cuộc khủng hoảng đó như thế nào để làm ví dụ học tập cho các xTers? Không biết các xTers khác đến với hội thảo với kì vọng gì. Còn tôi thì đến đó với 2 câu hỏi trong đầu: Bản chất của ngành công nghệ thông tin rốt cuộc là cái gì? Thay đổi trong ngành là thay đổi về ngôn lập trình dùng để xử lý thông tin hay là còn thay đổi luôn cách thức mà chúng ta lập trình nữa?
Chắc chỉ có trời và diễn giả biết được và đành ngồi đợi đến hội thảo thôi.
Leave a Reply