Giao tiếp chủ yếu với học trò qua màn hình máy tính, anh Phạm Văn Sim Anh – mentor của Đại học trực tuyến FUNiX không ít lần bị các học trò đặc biệt “đốn tim” vì quá đáng yêu, đáng nể.
Ngồi trước màn hình chấm thi online của mentor Phạm Văn Sim Anh là cậu bé mới 12 tuổi. Gương mặt non nớt của học trò khiến thầy giáo không tránh được nỗi lo em khó lòng hiểu được hết các kiến thức đã học.
“Khả năng đánh rớt là cao” – thầy giáo trẻ thoáng nghĩ. Nhưng rồi, lần lượt các câu hỏi đưa ra, cậu học trò khiến anh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Không chỉ trả lời chuẩn từng câu hỏi, mà em còn có một phong thái chững chạc, thao tác tự tin và tư duy hết sức mạch lạc. Các câu hỏi sau có phần “hóc búa” hơn, về Google App script, Google drive, Google form, Google doc đặt hàng online, sử dụng các dịch vụ trực tuyến em đều vượt qua. Cậu trò nhỏ hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, vượt qua môn Công dân số một cách xuất sắc, chẳng thua kém bất kỳ học viên lớn tuổi nào.
Cho điểm học trò, mà trái tim người thầy cứ reo vang mãi. Quả thật, CNTT chẳng khó như người ta nghĩ. Một đứa trẻ 12 tuổi cũng có thể tham gia học tập và làm chủ kiến thức, thì bất cứ ai cũng có thể đi theo con đường này.
Thế giới phẳng
Buổi chấm thi đáng yêu để lại ấn tượng sâu sắc đối với mentor Phạm Văn Sim Anh. Những gì anh đã đọc trong cuốn Thế Giới Phẳng của Maxwell hiển hiện sinh động ngay trước mắt anh: Một lập trình viên có thể ngồi tại nhà ở Việt Nam để làm công việc cho đối tác mãi tận Tây Ban Nha hay Nam Phi. Một giảng viên ngồi ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội vẫn vô tư chấm thi cho các trò ở tận Hải Dương, Cần Thơ, Huế. Một cậu học sinh 12 tuổi có thể tham gia học cùng chương trình đại học với những sinh viên lớn tuổi, thậm chí chạy đua cùng tiến độ môn học với những lập trình viên có kinh nghiệm. Những bạn trẻ ở nông thôn có thể sáng ra đồng phụ việc cho cha mẹ, chiều về mở laptop học làm lập trình viên. Hay một cụ già 77 tuổi cần mẫn mỗi ngày lên mạng học code vì muốn làm gương cho con cháu trong sự học, đồng thời để luyện tập cho trí não minh mẫn, dẻo dai.
“3 năm làm mentor ở FUNiX đã cho mình quá nhiều trải nghiệm thú vị như thế, để mình nhìn thấy và chiêm nghiệm sức mạnh mà CNTT mang đến cho con người, cùng khát vọng học tập mạnh mẽ của học viên tại đây” – anh Sim Anh chia sẻ.
Theo anh, động cơ học tập của các học viên vô cùng đa dạng, từ sự tò mò muốn mở mang kiến thức đến học để bổ sung cho nghề nghiệp, học để chuyển hướng sang một ngành nghề khác… Điểm chung của các bạn là sự chủ động trong học tập, được tôi luyện nhờ hình thức học qua hỏi đáp với mentor của FUNiX.
“Ở FUNiX, xter không phải thụ động chờ mentor. Khi học gặp khó khăn là các bạn tìm ngay đến Mentor để hỏi và truy tới cùng vấn đề mình chưa rõ. Điều đó tạo cho các bạn thói quen hỏi trong suốt quá trình học và được giải đáp từ cộng đồng những người cọ sát với thực tế ở các dự án phần mềm thật nên các bạn rất tự tin sau khi ra đi làm. Cộng đồng Mentor Funix cũng tôn trọng sự khác biệt trong cách suy nghĩ và làm việc của Xter” – anh nhận xét.
Cá nhân mentor Sim Anh thường hay trao đổi với Xter theo ngôn ngữ sử dụng gần gũi hằng ngày, không quá chuyên ngành, tạo cảm giác thân thiện và dễ hiểu nhất. Nếu cần tập trung vào các vấn đề cụ thể anh mới dùng ngôn ngữ chuyên ngành để sinh viên ghi nhớ được lâu hơn. Những ví dụ của anh cũng đơn giản, không mang tính hàng lâm, nhưng vẫn đảm bảo được sinh viên hiểu vấn đề và làm được. Nhờ vậy hàng chục sinh viên đã đạt được những kết quả học tập tốt, hoàn thành môn. Nhiều xter được anh hướng dẫn nay đã trở thành những lập trình viên thạo việc, có công việc mà họ mơ ước.
Chìa khóa hóa giải thách thức học trực tuyến
Yêu nghề truyền kiến thức, anh Sim Anh cũng rất thấu hiểu những thách thức của việc học trực tuyến. Theo anh, ở Việt Nam thói quen tự học, đặc biệt là học online chưa thực sự phổ biến. Tự học, học một mình rất dễ gây buồn chán, nhất là với những bạn đã quen với lối được thầy cô giảng dạy thông thường. Vì vậy, muốn thành công khi học online, các bạn học viên cần xác định rõ mục tiêu và tìm kiếm động lực học tập mạnh mẽ.
“Cần tạo ra thói quen tự tìm hiểu, tự làm và phải hỏi. Đừng ngại hỏi, có thể ban đầu câu hỏi của bạn ngớ ngẩn nhưng Mentor luôn lắng nghe và luôn tôn trọng sự khác biệt, dần dần bạn sẽ tốt lên và bắt đầu câu hỏi tốt có chất lượng” – mentor Sim Anh hiến kế.
Nói về ngành CNTT mà mình đã lựa chọn, anh thú nhận, thuở ban đầu, bản thân anh từng cảm thấy “đuối”, thậm chí nhiều lần muốn chuyển ngành ở đại học. Nhưng rồi, với nỗ lực lớn, anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu ấy. Từ một giảng viên CNTT tại Aptech, NIIT, ĐH Tôn Đức Thắng, một lập trình viên làm phần mềm tại các công ty công nghệ uy tín như TMA Solutions, Pycogroup, BTM Global, SAI digital… công việc nào anh cũng tận hiến sự tâm huyết và nhiệt thành. Hiện anh đang là chuyên gia lập trình tại Tyme Solution nghiên cứu giải pháp ngân hàng số toàn diện với nhiều công nghệ mới liên quan đến Microservice.
“CNTT đòi hỏi con người phải không ngừng học thêm cái mới. Mỗi ngày mình đều phải đọc thêm cái gì đó và cần tìm hiểu xu thế công nghệ thế giới trong tương lai, giúp mình trang bị thêm kiến thức để không bị đào thải khỏi ngành” – anh tâm sự.
Quỳnh Anh
Chân dung xTer nhỏ tuổi nhất FUNiX trong xDay 2/7 tại Hà Nội
Leave a Reply