Vượt qua nhiều đối thủ mạnh, sản phẩm “Smart City Monitoring” của đội tuyển FUNiX đã giành giải Cộng đồng tại Hackathon Google Devfest 2018. Đồng hành với đội có một mentor đặc biệt – Tiến sỹ  Anand Nayyar người Ấn Độ – người đang công tác tại Đại học Duy Tân.

FUNiX đã có cuộc trò chuyện với Tiến Sĩ Anand Nayyar.

Đội tuyển FUNiX tham gia với sản phẩm “Theo dõi và giám sát nồng độ bụi trong thành phố”. Đây là ý tưởng do mentor Đoàn Thế Vinh cùng ba sinh viên Võ Tiến Công, Phạm Khánh Huy và Nguyễn Quốc Trung thực hiện. Mục đích của ứng dụng là lấy được dữ liệu và hiển thị chỉ số của nồng độ bụi. Nếu ở mức nguy hiểm, ứng dụng sẽ gửi thông báo để cảnh báo người dùng. Tương lai, người dùng có thể theo dõi mức độ bụi ô nhiễm khác nhau ở từng khu vực trên điện thoại.

PV: Xin chào Tiến sỹ Anand Nayyar! Là một trong những mentor đồng hành và giúp đỡ đội tuyển của FUNiX rất nhiều trong cuộc thi Hackathon DevFest Google 2018, xin anh giới thiệu một chút về mình cũng như chia sẻ cảm xúc của anh sau cuộc thi?

Xin chào. Tôi là Anand Nayyar, hiện đang làm Giáo sư, Nhà nghiên cứu và Nhà khoa học tại Trường Cao học, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam. Tôi có bằng tiến sĩ về Khoa học máy tính trong lĩnh vực Sensor Communications và Network Simulation với 14 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu.

Sở thích của tôi là Nhiếp ảnh, viết các bài báo về Open Sourc, ngoài ra tôi còn yêu thích làm Video trên YouTube tôi có một kênh Youtube riêng – Gyaan with Anand Nayyar.

Trải nghiệm của tôi với tư cách là Mentor trong Hackathon Google Devfest 2018 là tuyệt vời và tôi cảm thấy rất vinh dự khi được tham gia cuộc thi trong vai trò này. Là một giáo sư khoa học máy tính, trách nhiệm chính của tôi là hướng dẫn mọi sinh viên và giải quyết mọi vấn đề mà sinh viên gặp phải và chia sẻ. Tất cả các đội, tham gia DevFest 2018 đều có năng lực cao và chuyên môn trong các mô-đun công nghệ của họ. Mỗi người là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với nhau.

Tiến sĩ Anand Nayyar là người đồng hành cùng đội thi FUNiX suốt cuộc thi Hackathon Google Devfest 2018

Đội FUNiX, có phần khác biệt, tôi cảm thấy rất tự tin khi tham gia với đội. Khi tôi gặp đội, họ đã chào đón tôi rất nồng nhiệt, và trong vài phút, chúng tôi đã có một mối liên kết mạnh mẽ, như chúng tôi biết nhau trong nhiều năm. Mọi thành viên trong nhóm đều có sức hút từ tính đối với nhau sẵn sàng làm việc như một gia đình.

PV: Điều gì gây ấn tượng nhất cho anh trong cuộc thi lần này? Tiến sỹ đánh giá như thế nào về đội tuyển FUNiX  và ý tưởng tham gia thi của họ?

Điều ấn tượng nhất có lẽ chính là nền tảng (platform) mà cuộc thi trao cho sinh viên để trao đổi ý tưởng của họ, giúp họ thể hiện kỹ năng và niềm đam mê của họ đối với công nghệ và cho họ tiếp xúc mạnh mẽ để cạnh tranh với các đội khác. Với những cuộc thi như thế này, sinh viên cảm thấy tự tin hơn về kỹ năng của mình, và biết được, thế mạnh thực sự của mình là gì, điểm yếu của họ ở đâu… giúp họ có cơ hội tìm được việc làm trong các tập đoàn CNTT hàng đầu.

Các sinh viên của đội tuyển FUNiX thực sự rất tốt. Họ có sức mạnh đồng đội và rất tự tin ngay từ đầu cuộc thi – với tinh thần nhất định sẽ giành chiến thắng. Những thành viên trong đội đã thể hiện sự phối hợp tốt trong tất cả các khía cạnh và mọi thách thức gặp phải đều được họ xử lý từng bước rất tuyệt.

Ý tưởng nhóm FUNiX thực sự nổi bật và nó có tính khả thi cao. Như một số thành phố bao gồm Đà Nẵng, sẽ trở thành thành phố thông minh trong vài năm tới, vì vậy dự án như thế này, sẽ đóng một vai trò mạnh mẽ trong các thành phố thông minh.

Ý tưởng của đội FUNiX đã gây ấn tượng lớn với tôi, thực sự khi tôi được gọi để chọn đội, tôi lập tức quyết định sẽ cố vấn cho đội này. Vì tôi là chuyên gia về IoT và Sensor Communications, và tôi nghĩ sẽ chia sẻ kinh nghiệm với họ. Đội FUNiX thể hiện sự tập trung ngay từ khi bắt đầu cuộc thi này, thực sự tôi phải nói rằng họ khác biệt, họ tập trung vào dự án của họ, nêu bật một kế hoạch nhóm và nỗ lực 1000% trong mọi việc.

PV: Theo Tiến sỹ, những thách thức lớn nhất mà đội tuyển FUNiX gặp phải khi tham gia Hackathon DevFest Google 2018 là gì và điều gì là quan trọng nhất đã giúp họ giành được chiến thắng giải Community spirit award?

Thách thức đáng kể nhất là Thiếu thiết bị chuyên nghiệp về Sensor và Development board.   Vì các thiết bị cũng quan trọng không kém để giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc thi nào. Nhưng, tôi thực sự ủng hộ nhóm bằng cách cung cấp cho họ tất cả các thiết bị và thậm chí hỗ trợ họ với phần Coding. Rất may, tôi đã từng viết mọt cuốn sách về  Arduino và với cuốn sách đó, sinh viên có một điểm tham chiếu mạnh mẽ và họ có thể hoàn thành dự án đúng thời hạn và với độ chính xác chạm tới 98,6%.

Tiến sĩ Anand Nayyar với 14 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực Sensor Communications và Network Simulation

Điều quan trọng nhất, đã khiến họ giành được giải thưởng Community Spirit Award, trước hết là động lực bên trong và tinh thần đồng đội của họ để cung cấp tốt nhất đầu vào của họ trong mọi thứ. Sự tự tin và kỹ năng của họ trong việc xây dựng thiết bị giám sát là xuất sắc và nói chung, nhóm đã có thể giải quyết tất cả các thử thách trong khoảng thời gian ngắn, điều này đã đặt nền tảng vững chắc để giành Giải thưởng cuối cùng.

PV: Xin Tiến sỹ chia sẻ một kỉ niệm khó quên khi đồng hành cùng đội FUNiX suốt cuộc thi?

Ký ức của tôi khi được đồng hành cùng đội FUNiX thực sự sâu đậm. Việc tôi được chào đón nồng nhiệt, được  trở thành một người dẫn dắt – một người bạn như thể quen biết với các thành viên từ rất lâu; việc nhóm đã lắng nghe và hiểu tất cả các ý tưởng của tôi ngay từ đầu và làm việc tập trung cao nhất theo những chỉ dẫn mà tôi đã đưa ra… tất cả đều khiến tôi ghi nhớ. Điều vui nhất có lẽ chính là việc chúng tôi đã trở thành bạn của nhau.

Tôi chưa nghe nói về FUNiX trước đây, vì tôi đã mới đến Việt Nam chỉ khoảng 8 tháng và đang ở giai đoạn đầu làm quen với hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Qua quá trình làm việc với nhóm FUNiX, các thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ với tôi cũng như mô hình giáo dục của FUNiX và tôi thự sự ấn tượng. Tôi cảm thấy vinh dự khi được làm việc cùng nhóm của FUNiX trong vai trò một mentor.

PV: Nếu được chia sẻ đôi điều với cộng đồng FUNiX, Tiến sỹ sẽ nói điều gì?

Trước hết, tôi xin chúc tất cả các sinh viên FUNiX gặp nhiều may mắn và muốn gửi cho họ một thông điệp:  Stay hungry, stay foolish! Hãy luôn luôn tập trung vào các xu hướng mới nhất trong công nghệ, theo dõi chặt chẽ những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. Tôi hi vọng là những người yêu thích, đang học tập, nghiên cứu hay làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin –  các thành viên của cộng đồng FUNiX hãy đi và cảm nhận thế giới thực. Thế giới đang gặp phải những vấn đề gì và họ có thể mang lại giải pháp, sáng tạo hay giải pháp nào để hóa giải những vấn đề đó.

Các thành viên của đội tuyển FUNiX đã thể hiện các kỹ năng xuất sắc trong GDGDevFest 2018 và tôi mong muốn các sinh viên khác cũng tham gia vào những cuộc thi như thế này. Kinh nghiệm từ những cuộc thi như vậy sẽ không chỉ cung cấp cho bạn nền tảng để thể hiện kỹ năng của bạn mà còn giúp bạn học hỏi, cung cấp cho bạn các kỹ năng làm việc nhóm, động lực mạnh mẽ và hơn thế là tư duy sáng tạo.

PV: Xin Tiến sỹ chia sẻ một số dự định của mình trong tương lai gần ở Việt Nam?

Trong tương lai gần, tôi dự định thực hiện một số Nghiên cứu nâng cao về Drone, Robotics, 5G Communications, Cloud and Internet of Things và muốn làm gì đó để đóng góp cho các dự án Thành phố thông minh ở Việt Nam.

Xin cảm ơn và chúc Tiến sỹ sẽ thành công với những dự định của mình!