3 giai đoạn khi bắt đầu một công việc mới, áp dụng để thành công

3 giai đoạn khi bắt đầu một công việc mới, áp dụng để thành công

Chia sẻ kiến thức 30/12/2021

Khi bắt đầu một công việc mới, bạn có thể hơi bối rối không biết làm cách nào để có thể bắt nhịp nhanh nhất, đồng thời đạt hiệu quả công việc tốt nhất, đồng thời thu nhặt được những giá trị tốt nhất cho chính mình.

Bài viết chia sẻ 3 giai đoạn khi bắt đầu công việc mới, hãy thử áp dụng để tìm kiếm thành công cho mình nhé!

Giai đoạn đào tạo

Gia đoạn đào tạo hay chính là giai đoạn đầu tiên khi bạn mới bắt đầu làm việc. Bạn dành thời gian khoảng hai tuần đến một tháng để tìm hiểu chi tiết nhất về công việc, tìm hiểu cách làm việc cũng như văn hóa công ty và thích ứng với môi trường mới.

Ở giai đoạn đào tạo này, bạn cần tập trung cao độ và chú tâm đến từng chi tiết trong công việc qua đó hiểu nhanh nhất, nhiều nhất về công việc của mình. Hãy làm việc thật chăm chỉ giúp cho giai đoạn đào tạo của bạn đạt hiệu quả cao, không lãng phí thời gian của chính mình nhé.

Giai đoạn tối ưu hóa công việc

Sau khi đã bỏ công để học hỏi và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ bước sang giai đoạn thứ hai trong công việc là giai đoạn tối ưu hóa công việc. Lúc này, bạn đã thành thạo hơn trong công việc, và nên dành suy nghĩ để làm việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tốt ít thời gian, công sức nhất.

Lúc này, công việc đã vào guồng, bạn đã quen với việc, đã quen với đồng nghiệp cùng các quy trình ở công ty. Bạn biết được điểm yếu, điểm mạnh của chính mình, các đồng nghiệp, những vấn đề cần cải thiện… Từ đó, bạn hãy tự đưa ra đề xuất cho cá nhân, cũng như cho nhóm/ tổ chức nhằm tăng năng suất lao động.

Hãy ghi nhớ, “chìa khóa” để tối ưu công việc nằm ở chính bạn. Một người nhanh nhạy, có tư duy tốt có sự chăm chỉ lẫn nỗ lực chắc chắn sẽ tìm ra nhiều cách làm việc tối ưu cho chính mình cùng đồng nghiệp.

công việc mới
Hãy ghi nhớ, “chìa khóa” để tối ưu công việc nằm ở chính bạn. Một người nhanh nhạy, có tư duy tốt có sự chăm chỉ lẫn nỗ lực chắc chắn sẽ tìm ra nhiều cách làm việc tối ưu cho chính mình cùng đồng nghiệp.

Giai đoạn học tập, đầu tư cho bản thân

Lúc này, bạn đã gắn bó một thời gian nhất định với công việc, đã có kinh nghiệm và kĩ năng làm việc điêu luyện hơn. Bạn không cần phải chăm chỉ dồn toàn bộ thời gian của mình cho công việc mà hãy suy nghĩ đến việc cải tiến, nâng cao kiến thức, chuyên môn cho mình.

Bạn có thể dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để suy nghĩ, học hỏi sâu về chuyên môn, từ các đồng nghiệp trong công ty, tìm hiểu về các bộ phận khác cũng như cách công việc vận hành. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu nhiều nhất, biết nhiều nhất về công việc. Đây là giai đoạn vàng để bạn đầu tư và biến mình thành “người quan trọng, không thể thiếu”: Đồng nghiệp nghĩ ngay đến bạn khi cần một công việc nào đó, hay khi cần tìm một giải pháp nào đó. Sếp cũng quan tâm và đánh giá cao ý kiến, đóng góp của bạn cho một vấn đề…

Với những giá trị của bản thân được khẳng định và chứng minh trong công việc, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tăng lương, thăng chức, hoặc sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới thách thức hơn, yêu cầu cao hơn.

Có thể nói, 3 giai đoạn cho một công việc mới có thể không chính xác 100% với tất cả mọi người. Tùy thuộc vào đặc thù công việc, nghề nghiệp, bạn hãy suy nghĩ và tìm ra những cách “biến tấu” thích hợp nhất, để giúp mình khai thác công việc một cách thông minh nhất.

Hãy ghi nhớ rằng, trong khi làm việc, hơn cả sự chăm chỉ, thì làm việc có trí tuệ, có tầm nhìn sẽ đưa bạn tiến xa trong sự nghiệp. Chúc bạn sẽ tiến thật xa trên hành trình sự nghiệp của riêng mình!

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!