Danh sách môn học
Nhập môn kiểm thử phần mềm
Xem chi tiết →Kiểm thử tự động
Xem chi tiết →Kiểm thử nâng cao
Xem chi tiết →Kiểm thử cơ bản
Xem chi tiết →Đồ án cuối khoá Tester
Xem chi tiết →Lợi ích sau chứng chỉ
1. Giới thiệu
Ngày nay, các ngành nghề như thương mại điện tử, nhu cầu số hóa các sản phẩm kinh doanh trở nên cực kỳ cần thiết để có thể cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm làm ra rất cần được kiểm tra để mang lại sự hoàn hảo nhất tới tay người dùng. Sản phẩm càng chất lượng tỉ lệ thuận với độ uy tín và doanh thu của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều lợi ích.
Người kiểm thử phần mềm (Tester) ở đây sẽ là người đứng trên phương diện của người sử dụng sản phẩm xây dựng các kịch bản người dùng để kịp thời phản ánh các lỗi từ nhỏ đến nghiêm trọng trước khi sản phẩm sẵn sàng được đưa tới tay người dùng. Đồng thời họ cũng là người đề xuất sửa đổi để sản phẩm trở nên phù hợp hơn. Vì vậy, bất kể bạn là ai, bao nhiêu tuổi, học chuyên ngành nào đi chăng nữa thì chỉ cần bạn ham học hỏi và tìm tòi thì đây chính là vị trí dành cho bạn.
Đặc biệt nghề này có quy định về nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng: Tester càng nhiều kinh nghiệm thì lại càng được quan tâm và chú trọng. Đối với những bạn giỏi ngoại ngữ còn có cơ hội làm ở công ty phần mềm lớn với các dự án outsourcing của nước ngoài với mức lương rất khủng, thậm chí còn có cơ hội đi làm tại các nước phát triển.
2. Đầu ra sau khi hoàn thành chương trình
Sau khi học xong, người học có cơ hội làm việc tại các công ty phần mềm với mức lương khởi điểm cao hơn hẳn so với các ngành nghề khác. Đối với những bạn giỏi ngoại ngữ còn có cơ hội làm ở công ty phần mềm lớn có các dự án outsourcing của nước ngoài với mức lương rất khủng, thậm chí còn có cơ hội đi làm tại các nước phát triển như Singapore, Nhật, Hàn, Mỹ, Châu Âu,…
Vị trí tuyển dụng: Tester, Nhân viên kiểm thử, Manual Tester, Automation Test, QA (Chuyên viên kiểm soát chất lượng),… Tùy từng công ty sẽ có tên gọi giống hoặc khác nhau cho vị trí Kiểm thử phần mềm.
Một số đơn vị tuyển dụng: Viettel, FPT Software, VinID, QAI, LQA, NashTech, VinFast,…
- Xem đầy đủ thông tin về khoá học Tester TẠI ĐÂY
3. Yêu cầu đầu vào đối với học viên
- Biết xử lý dữ liệu cơ bản trên Excel.
- Có hiểu biết cơ bản về máy tính
- Khả năng tìm tòi, khám phá.
- Có tính kiên trì và cẩn thận là một lợi thế.
4. Đối tượng học
Phù hợp với mọi đối tượng học viên.
5. Học viên học xong có năng lực gì?
- Định hướng lộ trình nghề nghiệp trong tương lai
- Hiểu biết cơ bản về máy tính, trau dồi kỹ năng mềm như excel
- Làm quen và có cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển phần mềm
- Nắm vững kỹ năng cần có của tester trong một dự án
- Sử dụng thành thục SQL và ứng dụng trong dự án thực tế
- Làm quen với các tool test phổ biến và các kỹ thuật test phổ biến
- Nắm được Java Basic, thực hiện các bài test automation từ cơ bản.
6. Chương trình học
6.1. Nhập môn Kiểm thử phần mềm
Đây là môn học mở đầu cung cấp cho học viên (bao gồm cả những học viên không có nền tảng IT) có một cái nhìn tổng quan về Kiểm thử phần mềm và các công việc cần làm của một Tester trong dự án thực tế. Từ đó học viên có thể định hình hướng phát triển kỹ năng và chuyên môn của bản thân trong tương lai.
Mục tiêu
– Hiểu được quy trình phát triển dự án phần mềm và các mô hình phát triển phần mềm.
– Hiểu được quy trình đảm bảo chất lượng phần mềm với vai trò Tester, các giai đoạn kiểm thử phần mềm tương ứng với các giai đoạn phát triển phần mềm.
– Hiểu về vai trò của kiểm thử phần mềm trong thực tế và lộ trình phát triển nghề Tester.
– Nắm được các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực phổ biến trong ngành IT: phần cứng
máy tính, mạng Internet, phần mềm máy tính.
– Có thể sử dụng thành thạo excel cơ bản và áp dụng được vào trong công việc.
6.2. Kiểm thử cơ bản
Khóa học này giúp trang bị các kiến thức kiểm thử thiết yếu cho một học viên. Đây cũng là những bước đầu tiên trên con đường trở thành một Tester chuyên nghiệp. Học viên sẽ được đào tạo từ khâu phân tích yêu cầu của dự án, cho đến việc lên kế hoạch kiểm thử, xây dựng các testcase cho một dự án thực tế theo template chuẩn. Những kiến thức trong môn học được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn test hiện hành, phổ biến như ISTQB cùng với những kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiểm thử.
Mục tiêu
– Hiểu về nguyên tắc kiểm thử, quy trình kiểm thử cơ bản và các loại kiểm thử.
– Đọc hiểu các tài liệu/yêu cầu của một dự án từ đó biết cách viết testcase, hiểu và biết
cách sử dụng các kỹ thuật kiểm thử.
– Hiểu về các loại lỗi (bugs) & vòng đời và có thể thực hành với một số công cụ quản lý lỗi
như Jira.
– Hiểu kiến thức về cơ sở dữ liệu cơ bản (DBMS,RDBMS), đồng thời có thể đọc và hiểu
nội dung thiết kế CSDL và biết cách sử dụng công cụ SQL server.
– Có thể viết các lệnh SQL để truy vấn (câu lệnh phức tạp với nhiều bảng kết hợp), Cập
nhật dữ liệu và duy trì cấu trúc cơ sở dữ liệu SQL Server.
6.3. Kiểm thử nâng cao
Manual Testing chính là bước đi đầu tiên dành cho các bạn lựa chọn con đường trở thành nhân viên kiểm thử phần mềm, nhất là đối với các bạn lần đầu tiên tiếp cận với lĩnh vực IT, phần mềm. Môn học này sẽ tập trung vào thực hành nâng cao kỹ năng kiểm thử cho học viên. Học viên có thể sẵn sàng để tham gia vào một dự án thực tế trong vai trò là Manual Tester.
Mục tiêu
– Đọc hiểu UI/UX , nắm được các kĩ năng test UI, UX.
– Hiểu / thực hành kĩ thuật Software Testing.
– Hiểu / thực hành kĩ thuật Mobile Testing (Android, iOS..).
– Nắm vững kỹ thuật test backend, API, Web applications.
– Biết cách xây dựng Test Report, tính toán Defect Rate đánh giá rủi ro của dự án. Vận dụng kiến thức và kĩ năng excel đã học.
6.4. Kiểm thử tự động (Automation Testing)
Trong 4 tuần đầu tiên của môn học, học viên sẽ làm quen để hiểu về lập trình hướng đối tượng OOP và lập trình Java cơ bản (class, biến, hàm, IO, Exception, thao tác với SQL, đọc ghi file và cách debug ứng dụng). Sau đó, học viên sẽ được tìm hiểu về TestNG và Selenium API, các thành phần của web cũng như ứng dụng vào việc xây dựng test script phục vụ cho automation testing; thực hành viết script và thực thi với dự án mẫu.
Mục tiêu
– Hiểu rõ ưu nhược điểm của automation test so với manual test
– Biết cài đặt môi trường và sử dụng tool Eclipse ide, jdk để thực thi Java Code
– Nắm vững kiến thức cơ bản về hướng đối tượng (OOP) và lập trình Java
– Hiểu tổng quan về Selenium, TestNG và ứng dụng Selenium trong automation testing
– Đọc hiểu các thành phần của Web Elements và xây dựng script automation test
Mọi thông tin về Khóa học, vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY hoặc liên hệ:
Hotline/Zalo: 078.231.3602
Cơ hội nghề nghiệp
Hoàn thành chương trình, học viên có thể tự apply vị trí junior tester ở bất kỳ công ty nào tại Việt Nam hoặc làm việc tại một trong các doanh nghiệp sau:
FPT Software, Rikkeisoft, VTI, 1Office, Tinh Vân…