Business Analysis

Danh sách môn học

Giới thiệu về Phân tích nghiệp vụ phần mềm
Xem chi tiết
Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích chiến lược và làm rõ vấn đề
Xem chi tiết
Phân tích dữ liệu
Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu
Xem chi tiết
Hoàn thiện kỹ năng của một BA
Xem chi tiết
Đồ án cuối khóa – Business Analysis
Xem chi tiết
Trở thành lập trình viên chuyên nghiệp
Xem chi tiết

1. Bối cảnh và xu hướng

Sau khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ứng dụng về CNTT ngày càng phát  triển, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự bứt phá về kỹ thuật số hóa và công nghệ số. Trước sự tác  động mạnh mẽ ấy, nhiều hoạt động sản xuất truyền thống có sự thay đổi lớn, tạo cơ hội cho ngành  Business Analyst lên ngôi. 

Business Analyst (BA) là “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA chính là người tạo ra sự  thay đổi trong tổ chức bằng cách thấu hiểu nhu cầu của các bên và đưa ra các giải pháp mang lại giá  trị cho các bên liên quan. Khởi đầu, BA thực hiện việc đó bằng cách đứng giữa, kết nối giữa khách  hàng và đội phát triển. Đồng thời, họ cũng là người đề xuất việc cải thiện chất lượng phần mềm, họ  chính là người hiểu rõ nhất về hệ thống mà họ sẽ thực hiện. BA không phải là người lập trình giỏi  nhưng luôn là người hiểu khách hàng cần gì và muốn gì nhất. Đó là lý do vì sao cùng với sự phát  triển vượt bậc của IT và công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp thì vai trò của BA ngày càng  được khẳng định và coi trọng. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn  vào dữ liệu, nghiệp vụ để lập kế hoạch và xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh.  

Phương pháp phân tích dữ liệu

Theo thống kê của Bloomberg, nghề BA có thu nhập đứng thứ 3 trong tổng số 31 nghề có  thu nhập cao nhất theo hợp đồng. Theo dữ liệu thu thập từ trang Glassdoor, mức lương trung bình  cho Business Analyst là $77,218/năm tại Hoa Kỳ, ở Úc là $90,000/năm (cập nhật 4/12/2021). Theo  thống kê từ Salaryexplorer.com về mức lương của BA Việt Nam trung bình là 20,8 triệu. Ngoài  ra, chuyên viên phân tích nghiệp vụ có khả năng tăng lương 14% sau mỗi 16 tháng trong khi số  liệu trung bình của tất cả các ngành nghề tại Việt Nam dao động ở mức tăng 9% sau mỗi 17 tháng.  BA đang trở thành vị trí được săn đón và đầu tư nhiều nhất hiện nay tại các doanh nghiệp, đặc biệt  là các doanh nghiệp về IT. Theo báo cáo thị trường CNTT của TopDev năm 2021, Việt Nam có  450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Dù nước ta chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng  một số ngành nghề vẫn duy trì mức độ nóng như Business Analyst. 

2. Mô tả ngắn về chương trình 

Hiện nay các trường đại học tại Việt Nam chưa có ngành Business Analysis (khác với  ngành Business Analytic – Phân tích kinh doanh). Lực lượng nhân sự được đào tạo bài bản về nghề  BA hiện còn thiếu và mỏng cả về chất lượng lẫn số lượng. Do đó FUNiX xây dựng chương trình có  tên gọi “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ” (Business Analysis – BA) cung cấp cái nhìn đầy đủ và  toàn diện về vai trò, vị trí của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ, giúp học viên định hướng  được con đường nghề nghiệp của một BA chuyên nghiệp. Học viên sẽ nắm được những kiến thức  nền tảng và cơ bản về hệ thống công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu…đủ để phục  vụ trực tiếp cho nhu cầu công việc của BA trong dự án. Được trang bị và nâng cao các kỹ năng  mềm cần thiết cho nghề BA, được đào tạo về cách phân tích yêu cầu, đưa ra giải pháp giúp phần  mềm phát triển tốt, từ đó giúp học viên có cái nhìn toàn diện về việc xây dựng chiến lược cũng  như vai trò của từng đầu mục công việc trong chiến lược tổng thể. Sau khóa học, học viên có thể  tự tin ứng tuyển vào các công ty công nghệ, tài chính hàng đầu.  

Vào cuối chương trình, học viên có thể chọn một trong 2 lựa chọn sau: Kết hợp các kỹ  năng của mình để hoàn thành một dự án hoặc đi thực tập tại doanh nghiệp.

3. Đầu ra sau khi hoàn thành chương trình 

Sau khi học xong, người học có cơ hội:

– Công việc 

Vị trí tuyển dụng: Business Analyst, Project Secretary, Business Requirement Analyst,  Business System Analyst, Product Owner

Một số đơn vị tuyển dụng: VNPT, Vietnam Post, Viettel, FPT Software, Momo, Shopee,  các Ngân hàng, … 

Vị trí BA có mặt hầu hết tất cả công ty về về công nghệ, tài chính, ngân hàng nên cơ hội  nghề nghiệp rất cao. 

– Học chuyển tiếp 

Học tiếp các Chứng chỉ tiếp theo của FUNiX để làm các nghề nghiệp khác. Ví dụ: Data  Analysis, …

4. Mục tiêu (Học viên học xong có năng lực gì) 

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng

PO1: Nắm vững được các khái niệm liên quan tới phân tích nghiệp vụ, chu trình phát triển  phần mềm, các vị trí và vai trò của từng vị trí trong sản xuất phần mềm và các khái niệm  liên quan tới nghề phân tích nghiệp vụ.  

PO2: Xác định được các mục tiêu nghiệp vụ, biết phân tích chiến lược để đưa ra được các  giải pháp đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra. 

PO3: Nắm được cách nhận dạng, xác định vấn đề bằng các kỹ thuật khác nhau, từ đó phân  tích, phát triển thành các yêu cầu và đưa ra giải pháp phù hợp. 

PO4: Nắm rõ quy trình làm việc với yêu cầu, sử dụng được các phương pháp khác nhau để  khơi gợi, phân tích yêu cầu. 

PO5: Sử dụng thành thạo các mô hình – sơ đồ cần thiết sử dụng trong quá trình Phân tích  nghiệp vụ. 

PO6: Nắm được khái niệm và các kiến thức cơ bản, vẽ được mô hình ERD, mô hình dữ  liệu quan hệ. 

PO7: Biết được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, SQL. 

PO8: Nắm được cách xây dựng tài liệu phân tích nghiệp vụ hoàn chỉnh và khả thi, từ đó  viết được tài liệu đặc tả phần mềm. 

PO9: Sử dụng thành thạo PowerPoint, sử dụng tốt Excel và Word. 

PO10: Có thể thực hiện kiểm thử được một phần mềm dưới góc độ của một người phân  tích nghiệp vụ. 

PO11: Có được các kỹ năng về giao tiếp, dẫn dắt vấn đề, thuyết trình, lập kế hoạch và phân  bổ thời gian.

5. Yêu cầu đầu vào và đối tượng phù hợp

Ai cũng có thể học được BA, đặc biệt phù hợp với các đối tượng:

  • Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin 
  • Có kinh nghiệm lập trình 
  • Có kinh nghiệm thiết kế giao diện người dùng

Trong trường hợp chưa có đầy đủ các kiến thức điều kiện, các bạn cần học thêm các môn  học sau trong chứng chỉ điều kiện của chương trình Business Analysis: 

Giới thiệu về khoa học máy tính 

Lập trình Python cơ bản 

Thiết kế giao diện người dùng 

(Các bạn click vào link để đọc thêm các thông tin chi tiết về môn học).

6. Các môn học thành phần của chương trình

Con đường sự nghiệp của kỹ sư dữ liệu

6.1. Giới thiệu về Phân tích nghiệp vụ phần mềm 

Môn học giúp các bạn học viên có cái nhìn tổng quát về nghề phân tích nghiệp vụ và định  hướng cho con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Mở đầu môn học, học viên sẽ được giới  thiệu về nghề phân tích nghiệp vụ, tư duy, kỹ năng để trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ giỏi.  Tiếp theo đó các bạn sẽ tìm hiểu thêm về các mô hình dự án cũng như vị trí, công việc của các bên  liên quan trong một dự án phần mềm. 

Vẽ biểu đồ là một kỹ năng bắt buộc đối với nhà phân tích nghiệp vụ. Nếu chỉ thể hiện yêu  cầu dưới dạng lời nói hoặc lời văn, các bên có thể không hiểu hoặc hiểu sai từ ngữ. Việc thể hiện  yêu cầu dưới dạng biểu đồ giúp tất cả các bên dễ hiểu yêu cầu hơn và hiểu giống nhau. Do đó trong  bài này, học viên cũng sẽ tìm hiểu về quy trình, sơ đồ quy trình và cách vẽ sơ đồ quy trình.

Học viên cũng sẽ được học về mô hình ER, mô hình dữ liệu quan hệ. Bạn cũng sẽ được  học về SQL – cơ sở dữ liệu dành cho một nhà phân tích nghiệp vụ. Đây là phần kiến thức và kỹ  năng mà gần như người phân tích nghiệp vụ nào cũng nên có trong thời điểm hiện nay. Sau khi  học xong, các bạn có thể sử dụng công cụ cho công việc phân tích nghiệp vụ một cách trơn tru  hơn, tăng giá trị bản thân trong thị trường việc làm. 

Phần cuối cùng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các công việc, vai trò mà BA sẽ thực hiện  từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. 

#

Mục tiêu 

Có định hướng, nắm được các cơ hội về nghề nghiệp trong lĩnh vực Phân tích  nghiệp vụ. Xác định được những kỹ năng cần có và cách tư duy để trở thành một  BA.

Nắm rõ được chu trình phát triển phần mềm, các bộ phận tham gia trong một dự  án và vai trò của từng bộ phận.

Làm quen với bộ công cụ vẽ trên draw.io với tác vụ xây dựng các sơ đồ quy  trình.

Nắm được khái niệm tổng quan về CSDL, biết sử dụng các câu lệnh SQL cơ  bản.

Có kiến thức cơ bản về mô hình ER, mô hình dữ liệu quan hệ. Vẽ mô hình ER  và chuyển đổi được từ mô hình ER sang mô hình dữ liệu quan hệ.

Nắm được quy trình xác định yêu cầu nghiệp vụ và các yêu cầu trong một dự án  Công nghệ phần mềm.

6.2. Phân tích chiến lược và làm rõ vấn đề

Môn học trình bày và hướng dẫn học viên các kỹ thuật để xác định vấn đề. Đồng thời học  viên nắm được các loại yêu cầu trong nghiệp vụ phần mềm, từ đó có thể phân loại các yêu cầu đó. 

Tiếp theo, học viên sẽ được hướng dẫn để lập mô hình phân tích yêu cầu, từ đó đưa ra được  những giải pháp phù hợp cho những yêu cầu này. Ngoài ra học viên sẽ biết cách phân tích chiến  lược, đánh giá rủi ro trong các dự án. 

Cuối cùng, học viên sẽ được hướng dẫn học viên vẽ mô hình use case, từ đó dễ dàng nắm  bắt được yêu cầu chức năng của hệ thống hơn

Mục tiêu:

Nắm được cách nhận dạng, xác định vấn đề bằng các phương pháp khác nhau.

Nắm được cách phân tích chiến lược để có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Viết  được đề xuất dự án.

Nắm được khái niệm Use case, các bước xác định use case và cách vẽ biểu đồ  Use case.

Hiểu được các bước vẽ sơ đồ quy trình và sử dụng thành thạo công cụ Draw.io  (Diagram.net) để vẽ sơ đồ quy trình.

6.3 Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu 

Các yêu cầu của dự án là điểm mấu chốt, việc nắm bắt được các yêu cầu đó rất quan trọng  vì đó là những thay đổi giúp doanh nghiệp tiến lên. BA chịu trách nhiệm nắm bắt các yêu cầu phù  hợp đối với những thay đổi trong kinh doanh. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất trở thành  một BA là biết yêu cầu là gì, làm thế nào để khơi gợi yêu cầu và làm thế nào để “xử lý” chúng.  Sau môn này học viên sẽ sử dụng được các phương pháp khác nhau để khơi gợi yêu cầu và phân  tích được những yêu cầu đã lấy để xác định được những gì hệ thống hay các bên liên quan cần.  Học viên cũng sẽ hiểu và biết cách viết và sử dụng user story – bản tóm tắt yêu cầu người dung. 

#

Mục tiêu 

Sử dụng được các phương pháp khác nhau để khơi gợi yêu cầu.

Phân tích được các yêu cầu đã lấy về để xác định những gì cần phải làm.

Hiểu và biết cách viết user story.

6.4 Hoàn thiện kỹ năng của một BA

Hoàn thành môn học, học viên kỹ năng đánh giá giải pháp, viết được một tài liệu yêu cầu về nghiệp vụ và đặc tả phần mềm hoàn chỉnh, dễ hiểu và khả thi.

Học viên cũng sẽ hiểu vai trò của BA trong quá trình kiểm thử phần mềm và quản lý dự án, thực hiện được các kỹ thuật kiểm thử phần mềm cơ bản và có kỹ năng quản lý dự án.

Ngoài ra, học viên sẽ được đào tạo để có thể sử dụng tốt các phần mềm trong MS Office như PowerPoint, Word và Excel.

#         

Mục tiêu 

1

Biết cách đánh giá giải pháp và viết được tài liệu đặc tả phần mềm (SRS) và tài liệu nghiệp vụ (BRD)

2

Có thể viết các trường hợp và kịch bản thử nghiệm để giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. 

3

Biết cách lập kế hoạch dự án với vai trò là một BA

4

Sử dụng thành thạo PowerPoint, Word, Excel

6.5 Đồ án cuối khóa – Business Analysis 

Hoàn thành môn học, học viên sẽ biết cách kết hợp các kiến thức về dữ liệu để tạo ra một  đề xuất giải pháp công nghệ và xây dựng được tài liệu nghiệp vụ liên quan đến giải pháp đó. 

Học viên có thể chọn 1 trong 2 option sau: 

Option 1: Làm đồ án tốt nghiệp 

Đối với các học viên theo học chương trình biên soạn, học viên sẽ được hướng dẫn chọn  làm đề tài/khóa luận với các mentor hướng dẫn trực tiếp. 

Option 2: Đi thực tập doanh nghiệp 

Đối với các bạn học viên có nguyện vọng thực tập tại các doanh nghiệp, FUNiX sẽ hỗ trợ  kết nối các bạn với các doanh nghiệp để chuẩn bị CV và phỏng vấn vào thực tập. Nếu được doanh  nghiệp nhận, học viên cần chủ động tìm hiểu và vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành mục  tiêu thực tập. 

6.6 Trở thành lập trình viên chuyên nghiệp

Mục tiêu của môn học là giúp các bạn học viên lấp những lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng mềm nhằm nâng cao tỉ lệ học viên pass phỏng vấn vào doanh nghiệp mà mình mong muốn.

Trong phần đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với cách cài đặt IDE và các tiện ích đi kèm, các kỹ năng cần thiết để phát triển khả năng viết code, tư duy giải quyết vấn đề, công cụ quản lý phiên bản Git và cách sử dụng phương pháp quản lý công việc Kanban với Trello.

Tiếp đó, trong phần thứ hai, chúng ta sẽ được học các kiến thức nền tảng về kỹ thuật phần mềm như quy trình xây dựng phần mềm, vẽ lưu đồ và quy trình, UML Diagram với draw.io.

Ở phần ba, bạn sẽ được tìm hiểu về các nền tảng Free Hosting mà bạn có thể sử dụng để triển khai dự án của mình, công cụ Shell và giao diện dòng lệnh, kiến thức cơ bản về mô hình Agile.

Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

Nắm được các kỹ năng để trở thành một lập trình viên hoàn thiện

Hiểu quy trình xây dựng phần mềm

Hiểu về phương thức phát triển phần mềm Agile

Biết cách viết CV và sẵn sàng cho phỏng vấn

Để bắt đầu, các bạn nên dành một vài phút khám phá môn học và cấu trúc chung. Môn học sẽ có 4 phần với 13 bài học. Để việc học tập được hiệu quả, hãy luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và lập cho mình một kế hoạch học tập hợp lý để hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.

7.  Phương án thực hành 

Phân tích dữ liệu

Chương trình có đề bài thực hành giúp học viên rèn luyện khả năng lập trình bám theo các  bài lý thuyết đã được dạy.

  • Giới thiệu về Phân  tích nghiệp vụ
    – Assigment 1: Vẽ sơ đồ quy trình 

    Chủ đề: Hiện nay bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, mạng  xã hội phát triển mạnh mẽ. Các sàn thương mại điện tử như Shopee,  Lazada, Tiki, Sendo, … rất phổ biến. Trong bài Assignment này,  học viên hãy sử dụng sàn thương mại điện tử Shopee để ghi lại quá  trình mua hàng trên đó: chi tiết các bước từ Đăng nhập, tìm kiếm  sản phẩm cần mua, lựa chọn phương thức thanh toán, vận chuyển,  voucher giảm giá và xác nhận đặt hàng.  

    Mục tiêu: Học viên biết cách sử dụng kiến thức đã học về vẽ sơ đồ  quy trình bằng draw.io. 

    Yêu cầu:  

    Học viên sử dụng trang: https://app.diagrams.net (draw.io) để vẽ sơ đồ quy trình 

    Xuất hình ảnh ra file .PNG và .XML
    – 

    Assigment 2: Thiết kế và truy vấn hệ thống cơ sở dữ liệu Hệ thống  quản lý bán hàng đa kênh 

    Chủ đề: Học viên có nhiệm vụ thiết kế một hệ cơ sở dữ liệu của hệ  thống quản lý bán hàng đa kênh và thực hành các câu lệnh truy vấn  trên đó. 

    Yêu cầu: 

    Trả lời các câu hỏi về thuộc tính, thực thể và quan hệ  CSDL. 

    Các câu lệnh về truy vấn CSDL bao gồm ảnh chụp kết  quả dữ liệu. 

    Học viên sử dụng trang: https://app.diagrams.net (draw.io) để vẽ lược đồ ER

    8. Phương thức tổ chức đào tạo

    FUNiX có platform học trực tuyến riêng cho học viên. Sinh viên được cấp tài khoản học  trực tuyến để học lý thuyết nền tảng, thực hành các project được các chuyên gia trong ngành công  nghiệp cung cấp từ những bài toán thực tế. Thời gian thực hành chiếm 60%-70% thời gian học  tập.  

    Khi có khó khăn chuyên môn, sinh viên hỏi đáp 1-1 với mentor. Ngoài ra, sinh viên có trợ  lý học tập cá nhân (Hannah) hỗ trợ, đồng hành giúp tạo lập thói quen tự học.  

    Học viên nộp project và được review chi tiết cá nhân để hoàn thiện từng bài. Học viên hoàn  tất các bài kiểm tra đánh giá khác để đủ điều kiện thi. Thi cuối môn có hình thức vấn đáp với hội  đồng thi 

    Hoàn tất chương trình, học viên được cấp Chứng chỉ của xSeries FUNiX. 

    9. Phương thức đánh giá 

    Học viên được đánh giá theo quá trình và trọng tâm đánh giá đặt vào phần thực hành với  tính xác thực rõ ràng. Cụ thể: 

    Thực hành/kiểm tra 

    Hình thức 

    Số lượng dự kiến

    Đặt câu hỏi 

    Qua hệ thống FUNiX 

    Tối thiểu 2 câu

    Kiểm tra lý thuyết 

    Kiểm tra các outcome lý thuyết bằng  các bài quiz và progress

    10 – 20 bài/môn

    Kiểm tra thực hành 

    Nộp bài sản phẩm gồm labs và  assignments dạng projects 

    Review trực tiếp 1-1 các bài  assignments với mentor

    5-10 bài labs/môn 

    2 – 4 bài asms/môn

    Thi cuối môn 

    Thi vấn đáp theo hình thức call  conference với Hội đồng chấm thi

    1 lần/môn

    Bảo vệ đồ án cuối khóa 

    Bảo vệ theo hình thức call  conference với Hội đồng chấm bảo  vệ

    Áp dụng cho môn Final  Project

    10. Đội ngũ thiết kế xây dựng và phản biện, hướng dẫn chương trình

  • Đội ngũ xây dựng: ThS. Thái Thị Mỹ Hạnh: Phó phòng Phân tích nghiệp vụ, công ty Đầu  tư phát triển và chuyển giao công nghệ Vina.
  • Đội ngũ phản biện: Nguyễn Hồng Vân: Trưởng phòng Phân tích nghiệp vụ, Công ty cổ  phần công nghệ Transmativ Phòng NCPT xSeries FUNIX
  • Đội ngũ mentor: Phần lớn là các chuyên gia đến từ các Công ty hàng đầu tại Việt Nam  như: FPT Software, Grab, … Giảng viên Trường ĐH: Học viện Công nghệ BCVT; Đại học Công  nghệ (ĐHQGHN),…
Cơ hội nghề nghiệp
  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!