3 Mẹo khắc phục sự cố khi Bo mạch chủ không khởi động | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

3 Mẹo khắc phục sự cố khi Bo mạch chủ không khởi động

Chia sẻ kiến thức 03/05/2022

Bài viết này đề cập đến các phương pháp khắc phục sự cố bo mạch chủ cơ bản, các lỗi thường gặp và chính sách đổi trả không thân thiện với người tiêu dùng, nếu mọi sự cố xảy ra.

bo mạch chủ

Đôi khi bo mạch chủ của PC không thể khởi động vì nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố bo mạch chủ xuất phát từ người dùng. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn ba phương pháp khắc phục sự cố bo mạch chủ cơ bản.

Nguyên nhân gây sự cố khởi động bo mạch chủ

Có rất nhiều vấn đề có thể khiến bo mạch chủ không khởi động được, trong đó ba nguyên nhân chính là:

  • Cáp bị lỗi hoặc lỏng lẻo
  • Lỗi BIOS / UEFI
  • Bo mạch chủ bị lỗi

Hãy cẩn thận khi gặp các vấn đề trên, vì nó sẽ khiến bo mạch chủ không thể khởi động như bình thường.

Công cụ khắc phục sự cố 

bo mạch chủ

Dưới đây là các công cụ giúp khắc phục lỗi bo bạch chủ:

  • Motherboard tester: Cung cụ này sẽ cung cấp mã lỗi nếu bo mạch chủ gặp sự cố, điều này có thể giúp chuyên gia sửa chữa khắc phục sự cố một cách dễ dàng.
  • Loa máy tính: Nếu loa không có trong case máy tính, chúng có thể được cắm trực tiếp vào bo mạch chủ và phát tiếng kêu “bíp” khi lỗi xảy ra.
  • Jumper: Jumper cắm vào phần được chỉ định đặc biệt của bo mạch chủ có chức năng xóa bộ nhớ CMOS. Công cụ này sẽ reset lại bo mạch chủ của PC.
  • Non-conductive surface: Một số nhà sản xuất sử dụng cardboard (bìa cứng) không dẫn điện, chúng thường được khuyên đặt ở bên trong case PC để đảm bảo an toàn.

Lưu ý: Bề mặt chống tĩnh điện vẫn có khả năng dẫn điện. Vì vậy bạn không nên đặt bo mạch chủ lên đó và sau đó kết nối với nguồn điện.

Quy trình khắc phục sự cố

Việc khắc phục sự cố bo mạch chủ không quá phức tạp. Trước hết, bạn phải kiểm tra xem các linh kiện bên trong phần cứng máy tính có được đặt đúng vị trí không.

Tiếp theo, kiểm tra BIOS / UEFI (môi trường trước khởi động) để phát hiện lỗi. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bo mạch chủ bị lỗi sản xuất. 

bo mạch chủ

1. Kiểm tra linh kiện máy tính

Phần lớn các máy tính không thể khởi động bắt nguồn từ vấn đề dây lỏng hoặc các linh kiện sắp đặt sai chỗ. 

Một máy tính ở cấu hình khởi động tối thiểu yêu cầu:

  • Một thanh RAM
  • Một bộ nguồn
  • Một CPU
  • Một bo mạch chủ

Ngày nay các máy tính đời mới hơn xây dựng bộ xử lý đồ họa (GPU) tích hợp sẵn trên board mạch chủ hay CPU. Bằng cách khởi động chỉ với một vài thành phần, bạn sẽ bỏ qua được các lỗi tiềm ẩn với bộ xử lý đồ họa rời, ổ cứng hay các thiết bị ngoại vi khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết nối loa thu nhỏ với cổng loa được gắn trên motherboard để nghe tiếng “Bíp” báo hiệu lỗi tiềm ẩn của bo mạch chủ.

2. Kiểm tra các hư hỏng về vật lý

Bo mạch chủ là một bản mạch cấu tạo từ nhiều lớp sợi nhỏ thủy tinh và đồng nên những tác động vật lý có thể gây nên sự cố. Vì vậy, bạn nên cẩn thận và có thể kiểm tra các mạch tích hợp của bo mạch chủ để phát hiện kịp thời nếu có vết xước.

Với một số máy tính có case (vỏ cứng) được lắp đặt vừa khít, việc tác động mạnh lên các cổng cắm (port) có thể ảnh hưởng xấu đến các bộ phận linh kiện bên trong. Mặc dù hiện tượng phóng/xả tĩnh điện không để lại các dấu hiệu vật lý, nhưng việc cắm hoặc tháo cáp SATA không đúng cách để lại những dấu hiệu hư hại rất dễ thấy. 

bo mạch chủ

Nếu bạn hay gặp sự cố về ổ cứng trong quá trình sử dụng PC, nguyên nhân có thể là các hệ thống con liên quan đến ổ đĩa, bao gồm cả cổng và kết nối SATA.

Các tụ điện của bo mạch chủ có thể tiếp tục cung cấp dòng điện ngay cả khi đã tháo pin CMOS. Điều này là do bộ nhớ bên trong bo mạch chủ yêu cầu một dòng điện liên tục để ghi nhớ các cài đặt của nó. Nhưng nếu những cài đặt này gây ra lỗi khởi động, bạn cần phải ngắt dòng điện để xóa bộ nhớ này.

3. Thiết lập lại Motherboard 

Sự cố với bo mạch chủ có thể gây ra bởi lỗi phần mềm. Nếu bạn không thể truy cập BIOS hay UEFI, bạn có thể tham khảo những cách làm dưới đây.

  • Tháo pin CMOS: Đây được xem là phương pháp đơn giản nhất. Bạn chỉ cần tháo pin CMOS có kích thước cỡ đồng xu và đợi tầm mười phút. Thao tác này sẽ giúp bạn đặt lại bo mạch chủ về cài đặt gốc.
  • Cài đặt lại Jumper: Chỉ cần gắn jumper vào đầu nối hai hoặc ba pin của bo mạch chủ và áp dụng jumper qua hai pin trong vòng mười phút.
  • Cài đặt lại sâu (Deep Reset): Tháo pin CMOS và đặt jumper vào phần được chỉ định của bo mạch chủ và đợi qua đêm.

Tất cả các phương pháp được liệt kê ở trên sẽ giải quyết vấn đề liên quan đến bo mạch chủ không khởi động được. Nếu đã thử mọi cách nhưng không hiệu quả, bạn nên đưa đến các trung tâm sửa chữa để tìm ra vấn đề và giải pháp khắc phục.

Lỗi xuất phát từ đâu?

Nếu các bước làm trên không khắc phục được sự cố, hãy xem xét các trường hợp sau:

  • Hiện tượng phóng/xả tĩnh điện: Không mặc đồ bảo hộ phù hợp hoặc sử dụng không đúng quy trình có thể gây ra hiện tượng phóng tĩnh điện.
  • Chân cắm CPU bị cong: Đôi khi các nhà sản xuất có thể chế tạo bo mạch chủ có chân cắm bị cong. Nếu bạn không quan sát kỹ mà lắp CPU vào có thể khiến chân cắm bị hỏng thêm.
  • Bo mạch chủ bị cong: Việc siết quá chặt các vít bo mạch chủ vào vỏ có thể khiến bo mạch bị cong mà không thể sửa chữa được.
  • Đặt RAM không đúng cách: Đặt RAM không đúng cách sẽ khiến hệ thống bị lỗi.

Khắc phục sự cố Bo mạch chủ dễ dàng

Khắc phục sự cố Motherboard chỉ yêu cầu ba bước cơ bản như kiểm tra bảng mạch để tìm các dấu hiệu hư hỏng vật lý, đảm bảo cáp được kết nối đúng cách hay đặt lại BIOS / UEFI.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc sẽ áp dụng thành công các phương pháp để xử lý được vấn đề với Motherboard. Hãy bình luận ở bên dưới những thắc mắc của bạn để được giải đáp nhanh nhất!

Khánh Huyền (Theo Makeuseof)

https://www.makeuseof.com/tag/3-troubleshooting-tips-guaranteed-to-boot-your-pcs-motherboard/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!