4 mẹo giúp phát hiện Deepfake | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

4 mẹo giúp phát hiện Deepfake

Chia sẻ kiến thức 06/12/2021

Công nghệ deepfake đang thách thức niềm tin của chúng ta vào những thông tin trực tuyến hoặc trên TV. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể phát hiện deepfake?

Với việc chất lượng deepfake ngày càng tăng, việc tìm và phát hiện ra deepfake là điều rất quan trọng. Trước đây, chúng ta có thể dựa trên một số thông tin đơn giản như: hình ảnh mờ, video bị lỗi, bị nhòe, và một số điểm không hoàn hảo khác. Tuy nhiên, những vấn đề kể trên đang được cải thiện rất nhiều, trong khi chi phí sử dụng công nghệ này đang giảm xuống nhanh chóng.

Không có cách hoàn hảo nào để phát hiện ra một nội dung deepfake, nhưng đây là bốn mẹo hữu ích:

1. Các chi tiết nhỏ

Dù công nghệ deepfake đang trở nên tốt hơn rất nhiều, nó vẫn còn những điểm yếu. Đặc biệt là các chi tiết nhỏ trong video, chẳng hạn như chuyển động của tóc, chuyển động của mắt, cấu trúc má, chuyển động khi nói cũng như biểu cảm khuôn mặt không được tự nhiên. Chuyển động của mắt là một yếu tố quan trọng. Mặc dù hiện nay Deepfake có thể mô phỏng hành động chớp mắt khá chân thật, chuyển động của mắt vẫn đang là một vấn đề.

2. Cảm xúc

Đi cùng với những chi tiết nhỏ là cảm xúc. Nếu ai đó đang đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ, khuôn mặt của họ sẽ hiển thị một loạt cảm xúc khi họ truyền tải thông điệp. Deepfake không thể mang lại cảm xúc sâu sắc như người thật.

3. Tính không nhất quán

Chất lượng video hiện này đang cao nhất mọi thời đại. Điện thoại thông minh trong túi của bạn có thể ghi và truyền ở độ phân giải 4K. Nếu một nhà lãnh đạo chính trị đang đưa ra một tuyên bố, đó chắc hẳn phải được ghi lại trong một căn phòng có đầy đủ các thiết bị tiên tiến nhất. Do đó, chất lượng ghi âm kém, cả về hình ảnh và âm thanh, là một điểm mâu thuẫn đáng chú ý.

4. Nguồn

Video có được xuất hiện trên những nền tảng đã được xác minh hay không? Các nền tảng truyền thông xã hội đều sử dụng các bước xác minh để đảm bảo những người nổi tiếng trên toàn cầu không bị “làm giả”. Đương nhiên là có những vấn đề liên quan tới hệ thống. Nhưng việc kiểm tra xem một video đáng nghi đang được phát trực tuyến từ đâu hoặc được lưu trữ ở đâu sẽ giúp bạn nhận ra là nó có thật hay không. Chúng ta cũng có thể thử thực hiện tìm kiếm hình ảnh ngược (reverse image search) để xem hình ảnh có được hiển thị ở nơi nào khác trên mạng không.

Các công cụ để phát hiện và ngăn chặn Deepfake

Bạn không đơn độc trong cuộc chiến chống lại deepfake. Một số công ty công nghệ lớn đang phát triển các công cụ để phát hiện deepfake, trong khi các nền tảng khác đang thực hiện các bước để chặn deepfake vĩnh viễn.

Ví dụ: công cụ phát hiện deepfake của Microsoft, Microsoft Video Authenticator, sẽ phân tích trong vòng vài giây, thông báo cho người dùng về tính xác thực của nó (xem ví dụ tại đây). Đồng thời, Adobe cho phép bạn sử dụng chữ ký điện tử lên nội dung để bảo vệ nội dung đó khỏi bị thao túng.

Các nền tảng như Facebook và Twitter đã cấm deepfake độc hại (những deepfake như Will Smith trong The Matrix vẫn được coi là bình thường, không độc hại), trong khi đó, Google đang thử nghiệm một công cụ phân tích văn bản thành giọng nói để chống lại các đoạn âm thanh giả mạo.

Deepfake đang trở nên hoàn thiện hơn

Sự thật là kể từ khi deepfake trở thành xu hướng chính vào năm 2018, mục đích chính của nó là lạm dụng phụ nữ. Cho dù tạo ra nội dung khiêu dâm giả bằng cách sử dụng khuôn mặt của người nổi tiếng hay lột quần áo của ai đó trên mạng xã hội, tất cả đều tập trung vào việc khai thác, thao túng và hạ thấp phụ nữ trên khắp thế giới.

Không còn nghi ngờ gì nữa, một cuộc nổi dậy của Deepfake đang rất gần. Sự phát triển của loại công nghệ như vậy sẽ gây nhiều nguy hiểm cho công chúng, nhưng có rất ít giải pháp có thể ngăn chặn bước tiến của nó.

Dương Hoàng (theo Makeuseof)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!