6 mối đe dọa thường gặp khi mua sắm trực tuyến | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

6 mối đe dọa thường gặp khi mua sắm trực tuyến

Chia sẻ kiến thức 28/12/2021

Mua sắm trực tuyến là một cách thuận tiện để có được những món đồ yêu thích, nhưng đồng thời cũng chứa nhiều rủi ro. Dưới đây là 6 mối đe dọa mà bạn có thể gặp phải khi mua sắm online. 

Mua sắm trực tuyến là một cách thuận tiện để có được những món đồ yêu thích, nhưng đồng thời cũng chứa nhiều rủi ro. Dưới đây là 6 nguy cơ an ninh mà bạn có thể gặp phải khi mua sắm online. 

Những cạm bẫy của mua sắm trực tuyến không phải lúc nào cũng rõ ràng, do tội phạm mạng nghĩ ra nhiều chiến thuật khác nhau nhằm tấn công bạn. 

Để không trở thành nạn nhân và tự bảo vệ mình, hãy cùng trang bị kiến thức về 6 mối đe dọa thường gặp dưới đây khi mua sắm trực tuyến

1. Dữ liệu không được mã hóa

Mã hóa dữ liệu là một trong những phương pháp cốt lõi để bảo mật trên ứng dụng web. Khi bạn nhập thông tin nhạy cảm như chi tiết thẻ tín dụng của mình trên một trang web, bạn tin tưởng rằng dữ liệu của mình được bảo mật đầy đủ bằng mã hóa. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Một số trang web không mã hóa dữ liệu. Chúng vận hành trên các chứng chỉ SSL và giao thức HTTP đã lỗi thời nên rất dễ bị tấn công. Bất kỳ trang web nào có địa chỉ URL bắt đầu bằng HTTP thay vì HTTPS đều không được bảo mật, đó là dấu hiệu đầu tiên. Google đã bắt đầu đánh dấu các trang web như vậy là không được bảo mật để cảnh báo người dùng.

2. Phần mềm quảng cáo (Adware)

Bạn có thể đã từng nhìn thấy những quảng cáo bạn không mong muốn trên màn hình của mình khi bạn đang duyệt web. Chúng được gọi là phần mềm quảng cáo (adware). 

Thông thường, phần mềm quảng cáo là hợp pháp và giới thiệu các sản phẩm với mức chiết khấu tuyệt vời. Nhưng tội phạm mạng hiện đang lợi dụng nó để khởi động các cuộc tấn công qua mạng. Adware có thể được mã hóa bằng phần mềm độc hại (malware) để thu hút bạn đến các trang web độc hại. Khi bạn truy cập vào trang web, nó sẽ yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân — bao gồm cả chi tiết thẻ tín dụng.

Đôi khi, khi bạn cố gắng đóng quảng cáo bằng cách nhấp vào biểu tượng “X”, nó sẽ kích hoạt quá trình lây nhiễm thiết bị của bạn.

3. Trộm cắp danh tính

Một trong những rủi ro bảo mật phổ biến nhất của mua sắm trực tuyến là đánh cắp danh tính (identity theft). Tội phạm mạng có thể xâm nhập vào các trang web riêng tư và đánh cắp thông tin đăng nhập hoặc chi tiết thẻ tín dụng của người dùng. Sau đó, chúng mạo danh người dùng và thoải mái mua sắm online, hoặc bán lại thông tin cá nhân của họ.

Nhiều người thường trở thành nạn nhân bị đánh cắp danh tính trong các kỳ nghỉ lễ do gia tăng mua sắm trực tuyến.

4. Cửa hàng trực tuyến giả mạo

Không phải tất cả các trang thương mại điện tử đều là nền tảng kinh doanh thực sự. Một số được quản lý bởi tội phạm mạng với mục đích lấy cắp tiền và thông tin cá nhân của bạn.

Bọn lừa đảo tạo ra các cửa hàng trực tuyến và quảng cáo sản phẩm nhưng không bao giờ giao các đơn hàng đã đặt. Đôi khi, chúng đưa ra các khuyến mại vô cùng hấp dẫn trên xã hội để dẫn bạn đến một trang web giả mạo — nơi chúng thu thập dữ liệu của bạn.

5. Rò rỉ dữ liệu

Rò rỉ dữ liệu xảy ra khi tin tặc truy cập trái phép vào hệ thống dữ liệu trong các ứng dụng web. Khi bạn nhập thông tin cá nhân của mình vào các trang web khi mua sắm trực tuyến, bạn có nguy cơ bị lộ thông tin trong trường hợp dữ liệu bị rò rỉ. 

Mặc dù chủ cửa hàng thương mại điện tử có trách nhiệm bảo mật các ứng dụng web của họ, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận với thông tin mà bạn cung cấp. 

6. WiFi không an toàn

Bạn không nên sử dụng mạng WiFi không an toàn để mua sắm trực tuyến vì nó cho phép di chuyển dữ liệu qua các mạng mà không cần mã hóa. Nó tạo cơ hội cho tin tặc “chen” vào giữa bạn và điểm kết nối.

Sau đó, chúng có thể nắm được mọi thông tin cá nhân mà bạn nhập trên máy chủ của bên bán, chẳng hạn như thông tin đăng nhập, chi tiết thẻ tín dụng và địa chỉ email.

Nhận thức được sự hiện diện của tội phạm mạng là một điểm khởi đầu tốt để bảo vệ bản thân khi mua sắm trực tuyến. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu 6 cách để bảo vệ bản thân khi thực hiện giao dịch qua mạng tại đây. 

Vân Nguyễn (theo Makeuseof)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!