Cách kiểm tra và khắc phục tình trạng “dùng chùa” Wifi  | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Cách kiểm tra và khắc phục tình trạng “dùng chùa” Wifi 

Chia sẻ kiến thức 19/12/2021

Làm thế nào để biết liệu có ai đang “dùng chùa” WiFi của bạn và cách đối phó.

Gần đây WiFi chạy hơi chậm? Nếu bộ định tuyến (router) của bạn vẫn đang sử dụng các phương thức bảo mật cũ như WEP thì rất có thể ai đó đã xâm nhập để lấy cắp WiFi của bạn. Vậy làm thế nào để biết liệu có ai đang dùng chùa Wifi của bạn và cách đối phó trong trường hợp đó.

Gần đây WiFi chạy hơi chậm? Nếu bộ định tuyến (router) của bạn vẫn đang sử dụng các phương thức bảo mật cũ như WEP thì rất có thể ai đó đã xâm nhập để lấy cắp WiFi của bạn. Bên cạnh việc làm giảm tốc độ internet, hacker có thể sẽ sử dụng internet của bạn để làm những việc bất chính và dễ dàng chụp cái nồi này lên đầu bạn.

Vậy làm thế nào để biết liệu có ai đang “dùng chùa” WiFi của bạn và cách đối phó trong trường hợp đó.

Cách kiểm tra 

Kiểm tra các thiết bị liên kết với bộ định tuyến

Phương pháp này có độ chính xác 100%, nhưng không phải bộ định tuyến nào cũng chứa thông tin này. Đăng nhập vào bộ định tuyến của bạn bằng cách trực tiếp nhập địa chỉ IP vào thanh tìm kiếm của trình duyệt. Thường thì IP này là http://192.168.0.1 hoặc http://192.168.1.1, được ghi luôn trên bộ định tuyến cùng tên người dùng và mật khẩu. Nếu bạn không tìm thấy mật khẩu và cũng không nhớ đã từng đổi mật khẩu, truy cập cơ sở dữ liệu mật khẩu mặc định hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Sau khi đăng nhập, chọn mục Thiết bị đính kèm (Attached Devices) hoặc Danh sách thiết bị (Device list) (nằm dưới màn hình Trạng thái (Status) → Không dây (Wireless) trên bộ định tuyến DD-WRT). Bạn sẽ thấy một danh sách các địa chỉ IP có liên kết với bộ định tuyến.

 

Tuy nhiên, không phải thiết bị nào cũng có cái tên dễ hiểu. Vì vậy, bạn cần tìm ra địa chỉ IP của từng thiết bị một để đối chiếu với danh sách đã có. Lưu ý rằng điện thoại iPhone hoặc Android sẽ có địa chỉ IP riêng cho mạng WiFi.

Lần theo dấu vết kẻ “dùng chùa”

Nghe thì có vẻ hơi quá nhưng bạn có thể sử dụng CD theo dõi trực tiếp MoocherHunter để tìm ra các địa chỉ IP “ăn nhờ ở đậu”. Bạn sẽ cần một ăng-ten định hướng cho việc này.

Cách xử lý

Bảo mật cơ bản: Ngưng sử dụng WEP

Bất kỳ bộ định tuyến nào có mặt trên thị trường trong vòng 5 năm trở lại đây đều hỗ trợ giao thức an toàn hơn. Đăng nhập vào bộ định tuyến của bạn và vào mục Cài đặt không dây (Wireless Settings). Thay đổi các tùy chọn bảo mật WiFi thành WPA và WPA2 bởi một số loại máy chỉ tương thích với một trong hai tùy chọn. Đừng chọn Doanh nghiệp (Enterprise) vì đây là tùy chọn dành cho công ty có máy chủ xác thực. Khi chọn mật khẩu, đảm bảo nó dài ít nhất 15 kí tự, gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và dấu. 

Bạn có thể nhận được những lời khuyên khác, nhưng đa phần đều không hiệu quả:

Ẩn SSID của bạn: Bạn có thể ẩn tên mạng của mình nhưng các công cụ hack miễn phí như Backtrack sẽ khiến điều này trở nên vô dụng.

Lọc IP: Tính năng này chặn 1 IP cụ thể nhưng việc thay đổi IP cũng chẳng có gì khó.

Lọc MAC: Cách này an toàn hơn vì nó chặn thiết bị thông qua địa chỉ phần cứng duy nhất (được cung cấp khi thiết bị ra đời), nhưng bất kỳ ai quyết tâm đánh cắp WiFi của bạn cũng có thể dễ dàng “giả mạo” địa chỉ MAC.

Khiến internet của kẻ cắp lộn tùng phèo

Nếu bạn có nhiều hơn một chiếc máy tính cá nhân và không ngại “táy máy” với dòng lệnh, hãy tạo một mạng WiFi mở dành riêng cho những kẻ ăn bám này và chạy nó qua proxy Linux. Proxy có thể được thiết lập để chèn vào luồng internet của họ và cho ra một kết quả thú vị – mọi hình ảnh đều bị lật ngược.

Chạy một cổng WiFi trả phí

Nếu bạn cài DD-WRT mã nguồn mở, bạn có thể chạy một cổng phát sóng WiFi trả phí (paid WiFi Hotspot portal). Đặt mức phí của riêng mình, không cần lo về việc xử lý thanh toán và thảnh thơi đợi có người sử dụng điểm phát sóng của bạn – bạn sẽ nhận được 75% số tiền được thanh toán. Nên nhớ, bạn cần phải sống ở một thành phố lớn để có được nhiều khách hàng tiềm năng. 

Tóm lại…

Mạng WiFi hơi chậm? Cũng có thể chẳng có ai đang “dùng chùa” WiFi nhà bạn cả. Khả năng cao là do thiết bị của bạn chạy chậm, bộ định tuyến cần khởi động lại hoặc do chính những người thân đang dùng chung mạng với bạn. Hãy thử tăng tín hiệu WiFi bằng bộ tăng cường (booster) hoặc bộ mở rộng (extender) WiFi.

Trần Bảo Trân (theo Makeuseof)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!