Lý do phổ biến giúp bạn xóa đi nỗi lo quá tuổi khi chuyển nghề IT | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Lý do phổ biến giúp bạn xóa đi nỗi lo quá tuổi khi chuyển nghề IT

Chia sẻ kiến thức 25/05/2022

Rất nhiều người muốn chuyển nghề lập trình nhưng lo ngại mình đã hơi lớn tuổi (U30 hoặc ngoài 30 tuổi), hay là lo mình không có nền tảng về IT (non-IT). Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy đây không phải là những yếu tố cản trở bạn theo đuổi ngành này.

Nỗi lo chậm tư duy, kém cạnh tranh khi chuyển nghề lập trình

Sinh năm 1994, bạn Đức Hiếu, một học viên FUNiX cho biết mình có phần lo lắng khi không có nền tảng IT, lại bắt đầu chuyển hướng sang học lập trình khi đã 28 tuổi. Hiếu được nghe nhiều người cảnh báo theo ngành này dễ gặp giới hạn về tư duy khi học muộn, hay là tuổi nghề không được cao…

Đây cũng là nỗi đắn đo của không ít bạn trẻ muốn trở thành lập trình viên, nhưng lo s tợ mình đã “quá tuổi”: Tư duy không còn nhanh nhạy, khó thích ứng cái mới, hay là dễ bị đào thải trong nghề.

Tuy nhiên theo các chuyên gia trong ngành thì chuyện đào thải trong nghề là phổ biến ở bất cứ lĩnh vực nào, không riêng công nghệ thông tin. Trái lại, nếu bạn có kĩ năng, thái độ tốt, thì dù bao nhiêu tuổi, cũng không sợ mình bị “đuối” khi theo hướng IT.

Theo anh Phạm Ngọc Duy Liêm – CEO Công ty GoStream, thì người chuyển nghề lập trình thậm chí còn có những thuận lợi nhất định nếu biết kết hợp kiến thức, kinh nghiệm có sẵn khi chuyển ngành.

chuyển nghề lập trình
Theo anh Phạm Ngọc Duy Liêm – CEO Công ty GoStream, thì người chuyển nghề nghề lập trình thậm chí còn có những thuận lợi nhất định nếu biết kết hợp kiến thức, kinh nghiệm có sẵn khi chuyển ngành.

“Ngay tại công ty của tôi đang tuyển dụng hai học viên FUNiX: một bạn học ngành Dầu khí, rất giỏi Toán và đang tham gia làm việc cho dự án Blockchain. Nhờ tư duy tốt, mạch lạc của dân Toán nên bạn học rất nhanh, có thể chỉ sau một năm, là bạn “lên tay” khá nhiều. Còn bạn thứ hai là dân Ngoại thương, học Data Science sau đó tham gia một dự án về Blockchain khác, chuyên về mảng Tải chính. Nhờ kết hợp kiến thức vốn có của ngành học cũ và công nghệ thông tin thì bạn có được những kinh nghiệm, kĩ năng rất hay phục vụ công việc hiện tại” – anh Liêm chia sẻ.

Theo đó, CEO GoStream đưa ra lời khuyên, các bạn chuyển nghề lập trình cần biết nhìn nhận để tận dụng được kiến thức của cả hai lĩnh vực ngành nghề thì đó sẽ trở thành đòn bẩy góp phần “đẩy” mình lên.

“Bản thân tôi là dân Kỹ thuật học Quản trị Kinh doanh, khi đi tuyển dụng, tôi luôn khẳng định mình là “hàng hiếm” vì có thể bán hàng về Kỹ thuật rất tốt. Và câu trả lời tôi nhận được từ nhà tuyển dụng luôn là cái gật đầu đồng ý” – anh nói.

Cộng hưởng ngành nghề thêm lợi thế cạnh tranh cho người chuyển ngành

Như vậy, sự cộng hưởng giữa các ngành nghề khi kết hợp cùng kiến thức công nghệ thông tin sẽ tạo đà thuận lợi hơn hẳn cho người chuyển nghề lập trình, theo ngành công nghệ thông tin. Chính các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cũng khá “thích” các ứng viên có kinh nghiệm, biết cách đưa hai lĩnh vực kết hợp được với nhau.

Trong bối cảnh ngành CNTT đang khát nhân lực, việc dịch chuyển từ các ngành nghề sang ngành này là hoàn toàn có thể lý giải được: Nhu cầu tuyển dụng cao; yêu cầu về chuyên môn và trình độ không quá cao xa, hàn lâm, chỉ cần đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp; người học CNTT có thể vừa học, vừa làm, bổ xung kiến thức, nâng cao trình độ… nếu lựa chọn học online, tự học. 

Như vậy, dù bạn bao nhiêu tuổi, nếu có đam mê, có quyết tâm, đừng ngại ngần thử sức với công nghệ thông tin. Thực sự còn rất nhiều cơ hội dành cho bạn. Để chuyển nghề lập trình, bạn hoàn toàn có thể tham gia một số khóa học lập trình trực tuyến ở FUNiX. Sự đồng hành của mentor, Hannah và các doanh nghiệp đối tác của FUNiX sẽ giúp bạn bước chân vào ngành IT một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!