Mã QR là gì? Tạo mã QR như thế nào?

Mã QR là gì? Tạo mã QR như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 28/01/2022

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc chia sẻ mã QR từ các ứng dụng để tìm kiếm thông tin, giao lưu kết bạn,... đã trở nên vô cùng phổ biến.

Dịch COVID-19 bùng phát với những diễn biến phức tạp đã khiến cho cụm từ “quét QR Code” để khai báo y tế, di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau trở nên vô cùng quen thuộc với đại đa số người Việt. 

Không chỉ được ứng dụng trong y tế, mã QR từ lâu cũng đã hiện diện trong đời sống của con người. Mỗi đồ đạc, bao bì sản phẩm hầu như đều có chưa loại mã này. Trong thời buổi công nghệ 4.0, việc chia sẻ mã QR từ các ứng dụng tìm kiếm thông tin, giao lưu, kết bạn càng trở nên phổ biến, vậy mã QR là gì và làm thế nào để tạo ra mã QR (QR Code)?

QR Code
QR Code được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

QR Code là gì?

QR Code là từ viết tắt của Quick Response Code – Mã phản hồi nhanh hay còn có thể gọi là mã vạch 2 chiều hoặc mã vạch ma trận (Matrix-barcode). Nó là một dạng thông tin được mã hoá để máy có thể đọc được. QR Code được sáng tạo bởi công ty Denso Wave (một công ty con của Toyota) và được giới thiệu lần đầy tiên vào năm 1994 tại Nhật Bản. Nhận diện mã QR rất đơn giản, bao gồm những ô vuông và chấm đen trên nền trắng. Bên trong một mã QR Code thường chứa rất nhiều thông tin về thời gian, địa điểm, mô tả sản phẩm, URL, địa chỉ email, nội dung ký tự văn bản,… tất cả có thể mã hoá thành QR Code. 

Cấu trúc của QR Code

Nhìn có vẻ đơn giản, được sắp xếp ngẫu nhiên, nhưng sự thật là mã QR Code sẽ bao gồm 6 thành phần chính: 

  • Quiet Zone (vùng yên tĩnh): Đây là đường viền màu trắng bên ngoài mã QR. Nếu không có đường viền này thì trình đọc QR sẽ không xác định được mã QR bao gồm những gì. Bởi khi đó sẽ có sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài. 
  • Finder pattern (mẫu tìm kiếm): Trong mỗi mã QR thường có ba hình vuông mày đen ở 2 góc trên cùng mà góc dưới cùng bên trái. Những hình vuông này cho các thiết bị đọc QR biết rằng nso đang xem mã và ranh giới phía ngoài của mã là ở đâu. Đồng thời, chúng cũng biểu thị hướng mã QR được in. 
  • Aligment pattern (mẫu căn chỉnh): Đó là một hình vuông khác có kích thước nhỏ hơn 3 hình trên. Nó thường nàm gần góc dưới cùng phía bên phải. Hình vuông này đảm bảo rằng QR Code có thể được đọc, ngay cả trong trường hợp nó bị lệch hay ở một góc. 

 

QR Code
Cấu trúc của QR Code bao gồm 6 phần.
  • Timing pattern (mẫu thời gian): Phần này giống như đường hình chữ L nối ba ô vuông trong mẫu tìm kiếm. Mẫu thời gian giúp người đọc xác định các ô vuông riêng lẻ trong toàn bộ mã giúp cho mã QR bị hỏng có thể được đọc. 
  • Version information (phiên bản thông tin): Đây là một trường thông tin nhỏ nằm gần ô mẫu công cụ tìm trên cùng bên phải. Điều này xác định phiên bản mã QR đang được đọc. 
  • Data cells (các ô dữ liệu): Phần còn lại của mã QR truyền đạt thông tin thực tế, tức là URL, số điện thoại hoặc tin nhắn mà nó chứa. 

Làm thế nào để tạo ra QR Code?

Có 2 cách để tạo QR Code, đó là tạo trực tuyến trên các website. Bạn chỉ cần nhập thông tin cần thiết vào các trường có sẵn, sau khi điền xong, trang web sẽ tự đưa ra mã QR cho bạn, tối ưu nhất nên điền một đường link. 

Các bạn có thể tìm kiếm các website này bằng từ khóa QR code Generator,QR code creator,… Một số trang web có thể sử dụng như: MeQR, QR Code-Gen, QR Code Generator,…

Bên cạnh đó bạn cũngc có thể tạo mã bằng phần mềm trên smartphone Nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh chạy hệ điều Android hoặc IOS thì có thể tạo QR code thông qua ứng dụng QR Droid Code Scanner. Sau khi tải ứng dụng về điện thoại thì bạn chỉ cần điền các thông tin cần thiết theo hướng dẫn là có thể tạo được mã QR.

Minh Tiến

(Theo Bussiness Insider: https://www.businessinsider.com/what-is-a-qr-code)

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!