Mẹo thích ứng nhanh với công việc cho nhân viên IT mới đi làm

Mẹo thích ứng nhanh với công việc cho nhân viên IT mới đi làm

Chia sẻ kiến thức 04/08/2022

Có những mẹo thích ứng nhanh với công việc cho nhân viên IT mới đi làm, nếu khéo áp dụng, chúng sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công ở nơi công sở.

Có những mẹo thích ứng nhanh với công việc cho nhân viên IT mới đi làm, nếu khéo áp dụng, chúng sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công ở nơi công sở.

Tìm hiểu những giá trị mà sinh viên IT mới đi làm có thể đem đến cho công ty/ đội nhóm

Hiểu những giá trị mà mình có thể đem đến cho công ty hay đội nhóm của mình giúp sinh viên IT hiểu rõ hơn kỳ vọng của nhà tuyển dụng: Đó ó thể không phải là những gì họ nói ban đầu khi phỏng vấn bạn; kỳ vọng đó cũng có thể phát triển theo thời gian khi bạn thể hiện tốt hơn.

Cũng nên nhớ rằng sự nghiệp tương lai của bạn không chỉ quyết định duy nhất bởi sếp trực tiếp, mà còn bởi nhiều bên liên quan và họ có thể có những quan điểm khác nhau về đóng góp của bạn trong công ty. Nếu có cái nhìn bao quát về điều này, bạn có thể điều hòa các kỳ vọng và làm các cấp lãnh đạo đánh giá cao nhất có thể.

sinh viên IT mới đi làm
Hiểu những giá trị mà mình có thể đem đến cho công ty hay đội nhóm của mình giúp sinh viên IT mới đi làm hiểu rõ hơn kỳ vọng của nhà tuyển dụng:

Tuân thủ quy tắc và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp

Là sinh viên mới đi làm, bạn nên cố gắng hiểu và tuân thủ các quy tắc chuẩn mực của tổ chức đó. Văn hóa công sở tồn tại là để ngăn chặn tư duy và hành vi sai trái làm rạn nứt tập thể. Phá vỡ các quy tắc chuẩn mực có thể khiến bạn bị cô lập và không thể làm việc hiệu quả. Điều đó không có nghĩa là bạn triệt tiêu cá tính của bản thân, bởi luôn có những người thành công nhờ thực hiện công việc theo cách hiệu quả riêng.

Ghi nhớ người hỗ trợ của sinh viên IT mới đi làm

Người hỗ trợ có vai trò quan trọng khi bạn là một “ma mới”. Nhất là khi bạn là sinh viên IT chưa kinh nghiệm, còn quá nhiều bỡ ngỡ. Ghi nhớ người hỗ trợ giúp bạn biết mình tìm giúp đỡ ở đâu.

Thông qua đó, bạn cũng nên tìm hiểu về công ty, bộ máy vận hành của công ty: Ai có quyền lực, ai gây ảnh hưởng, ai có thể mang đến sự hỗ trợ quan trọng và vì sao? Quan sát sâu sắc về mọi người, bạn có thể tìm ra cách có được sự ủng hộ từ họ. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ tập trung xây dựng các mối quan hệ xã giao, mà cần hiểu gánh nặng của người khác và cách bạn có thể giúp họ. 

Hãy tranh thủ thời gian thử việc để lấp lỗ hổng kiến thức

Là sinh viên mới ra trường, bạn cần biết mình luôn phải học hỏi và đặc biệt trong thời gian thử việc. Nếu bạn học hỏi nhanh, thì bạn càng được đánh giá cao.

Những thắng lợi ngay từ thời gian đầu, đặc biệt là khi còn đang thử việc sẽ xây dựng uy tín của bạn, thúc đẩy động lực cho chính bạn và cho phép bạn tạo ảnh hưởng lớn hơn trong tổ chức. Những nhân sự đạt được thành công sớm cũng được lãnh đạo ghi nhớ về năng lực nghiệp vụ và ngầm cân nhắc cho vị trí quản lý. Vì vậy, bạn cần sớm xác định những cách hiệu quả nhất để phát triển bản thân, tìm ra hướng đi tiến bộ trong công việc.

Xác định kiến thức, kỹ năng cần học hỏi, nâng cao

 Cần xác định những kỹ năng nghiệp vụ,  các ngôn ngữ, kiến thức công nghệ mà mình còn hổng, nếu không tốc độ thăng tiến của bạn sẽ chậm dần lại trong tương lai.

Nên nhớ, việc học hỏi là cần thiết mọi nơi, mọi lúc. Với tâm thế một người trẻ ham học hỏi, chắc chắn bạn sẽ còn tiến xa trong sự nghiệp.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!