Những bài học giá trị từ lãnh đạo các công ty công nghệ

Những bài học giá trị từ lãnh đạo các công ty công nghệ

Chia sẻ kiến thức 26/04/2022

Tham gia chương trình Cơ hội cho ta - Gameshow tuyển dụng dành riêng cho học viên FUNiX, lãnh đạo các công ty công nghệ đã mang đến những bài học giá trị mà người trẻ cần phải học hỏi.

Gameshow Cơ hội cho ta là sân chơi dành cho các học viên có cơ hội được học hỏi, trải nghiệm phỏng vấn tuyển dụng thực tế. Tham gia vào chương trình, người chơi sẽ được giao lưu, thể hiện trình độ của bản thân, nhận các lời mời trở thành nhân sự và đàm phán mức lương với các lãnh đạo cấp cao của công ty công nghệ. Tại chương trình, rất nhiều những bài học giá trị đã được các “Sếp” chia sẻ, giúp cho những bạn trẻ mới đi làm có thể hoà nhập tốt hơn với môi trường doanh nghiệp. 

Bài học về Văn hoá doanh nghiệp từ Chairman 3S InterSoft

Tham gia chương trình Cơ hội cho ta FUNiX mùa đầu tiên, Chairman 3S – anh Trần Đức Nghĩa đã tuyển dụng thành công 2 nhân sự về với công ty. Trong số thứ 4 phát sóng, từ câu hỏi của BTC đưa ra: “Bạn sẽ làm gì nếu phải làm việc với người mình ghét?”, Sếp Nghĩa đã có những chia sẻ thú vị về văn hoá doanh nghiệp IT. 

công nghệ
Sếp Trần Đức Nghĩa chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp công nghệ

Từ câu hỏi của BTC đưa raChairman 3S cho rằng: “Mối quan hệ trong doanh nghiệp là mối quan hệ rất đa dạng và mỗi người lại có một cách ứng xử khác nhau. Nhìn chung tôi thấy hai ứng viên xử trí khá tốt và hướng thiện. Ở vai trò làm chủ doanh nghiệp lấy mục tiêu công việc và phát triển cá nhân lên hàng đầu, nên mỗi cá nhân cần phải tạo được mối quan hệ cả về mặt tinh thần, kỹ thuật, kỹ năng tốt nhất. Từ sự phát triển cá nhân sẽ mang đến sự phát triển cho doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong trường hợp chẳng may có những nhân sự không thích nhau, xử lý theo cách đơn giản nhất là “đừng nhét những người ghét nhau vào với nhau”.

Bài học về nghệ thuật thuyết phục từ Co-Founder, CGO GoStream

“Nếu sếp làm sai, bạn sẽ làm gì?” – Đây chính là câu hỏi tình huống được BTC gameshow Cơ hội cho ta đưa ra trong số phát sóng thứ 7 (mùa 1). Đây vốn là chuyện không của riêng ai, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý sao cho vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa không làm mất lòng cấp trên. 

Là một trong số các Sếp tham gia chương trình, anh Phạm Ngọc Duy Liêm – Co-Founder, CGO GoStream đã mang đến bài học về nghệ thuật thuyết phục. 

Anh cho rằng: “Những người làm sếp sẽ có “tự ái” của riêng mình. Việc góp ý thẳng thắn là điều tốt nhưng tâm lí của con người thường là biết mình sai nhưng khi nghe góp ý thẳng thì ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu, suy từ chính bản thân mình mà ra.

Trong kỹ năng khi chê, thường sẽ là “chê – khen – chê – khen”, có lên có xuống để người tiếp nhận cảm thấy phù hợp và đạt được hiệu quả của việc góp ý. Trong thuyết phục, chúng ta phải có tiến có lui. Trong một tài liệu của CIA dạy cho điệp viên, họ đã chỉ ra rằng, bất kể đúng hay sai hãy cứ dành một lời khen trước, sau đó mới lái theo chiều hướng của mình.

Sếp dù có lúc “đỏng đảnh”, nhưng phần lớn bản thân họ đều có khả năng sửa sai rất cao, bởi phải có kỹ năng tự học, tự sửa sai họ mới có thể đạt được vị trí như hôm nay.”

Chia sẻ về đức tính giúp người lập trình viên thành công

Câu hỏi được đưa ra tại Cơ hội cho ta số phát sóng thứ 8: “Theo bạn để trở thành developer – lập trình viên giỏi cần những tố chất gì?”

Hai người chơi của chương trình đã đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau, người cho rằng cần sự sáng tạo, người khẳng định phải có lòng quyết tâm. 

công nghệ
Tham gia Cơ hội cho ta số thứ 7, anh Liêm đã có những chia sẻ về tố chất trở thành một lập trình viên giỏi.

Là người đặt ra câu hỏi, chính Sếp Phạm Ngọc Duy Liêm – Co-Founder, CGO GoStream đã đưa ra đáp án: đó là tỉ mỉ. 

Co-Founder GoStream cho rằng: “Để làm một người lập trình tốt, phải có sự tỉ mỉ. Khi chúng ta viết ra một dòng code, chúng ta phải suy nghĩ kỹ xem viết như vậy đã tối ưu chưa, còn cách nào hiệu quả hơn không, và làm sao chọn ra cái tốt nhất.
Đứng dưới góc độ một người quản lý công ty công nghệ, tôi đánh giá cao những người có đức tính kiên nhẫn, tỉ mỉ hơn là người làm nhanh.

Một người kỹ càng, “nâng lên hạ xuống” nhiều lần dù có thể chậm deadline, nhưng sản phẩm đưa ra rất ổn định, rất bền. Trong công nghiệp phần mềm, để làm ra những sản phẩm “khổng lồ” thì từ những cái bé nhất đã phải tốt.”

Đồng tình với ý kiến này, sếp Nguyễn Hoài Nam – CEO 3S bổ sung thêm: “Người lập trình ngoài sự tỉ mỉ thì phải cực kì kiên trì. Đôi khi những bài toán “tưởng tượng” sẽ đi vào ngõ cụt, nếu mình không kiên trì đi tìm cách giải đến cùng thì sẽ rất khó để thành công. Nếu không đủ kiên trì thì nên dừng lại bởi người lập trình giỏi không thể thiếu đức tính này.”

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!