Non-fungible token (NFT) là gì?  | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Non-fungible token (NFT) là gì? 

Chia sẻ kiến thức 16/11/2021

Mã token không thể thay thế, hoặc NFT, là hiện tượng tiền điện tử mới nhất hiện nay. Và sau khi tác phẩm nghệ thuật NFT đầu tiên - một bức ảnh ghép của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple được đấu giá với con số khổng lồ 69,3 triệu đô la - NFT đã bất ngờ thu hút sự chú ý của thế giới. Vậy NFTs là gì?

Mã token không thể thay thế, hoặc NFT, là hiện tượng tiền điện tử mới nhất hiện nay. Và sau khi tác phẩm nghệ thuật NFT đầu tiên - một bức ảnh ghép của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple được đấu giá với con số khổng lồ 69,3 triệu đô la - NFT đã bất ngờ thu hút sự chú ý của thế giới. Vậy NFTs là gì?

Tóm tắt

  • NFT là các token được mã hóa duy nhất tồn tại trên một chuỗi khối và không thể sao chép.
  • NFT có thể được sử dụng để đại diện cho các mặt hàng trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật và bất động sản.
  • Việc “Tokenize” những tài sản hữu hình trong thế giới thực này cho phép chúng được mua, bán và giao dịch hiệu quả hơn, đồng thời giảm xác suất gian lận.
  • NFT cũng có thể được sử dụng để đại diện cho danh tính của cá nhân, quyền sở hữu và hơn thế nữa.

Non-fungible token (NFT) là gì?

Các token không thể thay thế hoặc NFT là tài sản được mã hóa trên blockchain với mã nhận dạng duy nhất và siêu dữ liệu (metadata) phân biệt chúng với nhau. NFT khác với các token có thể thay thế như tiền điện tử, vốn giống hệt nhau và do đó, có thể được sử dụng làm phương tiện cho các giao dịch thương mại.

Cấu trúc riêng biệt của mỗi NFT khiến chúng có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, NFT là một phương tiện kỹ thuật số lý tưởng để đại diện các tài sản vật chất như bất động sản và tác phẩm nghệ thuật. NFT có thể loại bỏ các bên trung gian, đơn giản hóa các giao dịch và tạo ra các thị trường mới.

Phần lớn thị trường NFT hiện tại xoay quanh các bộ sưu tập, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và hàng hiếm. Vào đầu tháng 3/2021, một nhóm NFT của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple đã được bán với giá hơn 69 triệu đô la. Vụ mua bán này đã thiết lập kỷ lục cho tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được bán với giá đắt nhất trong lịch sử. Tác phẩm nghệ thuật này là ảnh ghép những tác phẩm tạo ra trong 5.000 ngày làm việc đầu tiên của Beeple. 

>> BÀI LIÊN QUAN: 5 dự án NFT lớn nhất hiện nay

Hiểu về NFT

Giống như tiền vật chất, tiền điện tử có thể thay thế được, tức là chúng có thể được mua bán hoặc trao đổi. Ví dụ, một Bitcoin luôn có giá trị bằng một Bitcoin khác. Tương tự, một đơn vị Ether luôn có giá trị bằng một đơn vị khác. Đặc tính có thể thay thế này làm cho tiền điện tử phù hợp để sử dụng như một phương tiện giao dịch an toàn trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Trái lại, mỗi NFT token là duy nhất và không thể thay thế bằng một token khác. Chúng là đại diện kỹ thuật số của tài sản và được ví như hộ chiếu kỹ thuật số vì mỗi token chứa một danh tính duy nhất, không thể chuyển nhượng, để phân biệt với các token khác. Chúng cũng có thể mở rộng, có nghĩa là bạn có thể kết hợp một NFT này với một NFT khác để “lai tạo” một NFT thứ ba duy nhất.  

Cũng giống như Bitcoin, NFT cũng chứa thông tin chi tiết về quyền sở hữu để dễ dàng xác định và chuyển giao giữa những người nắm giữ token. Chủ sở hữu cũng có thể thêm siêu dữ liệu hoặc thuộc tính liên quan đến nội dung trong NFT. Ví dụ: token đại diện cho hạt cà phê có thể được phân loại là thương mại công bằng (fair trade). Hoặc, các nghệ sĩ có thể ký vào tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số bằng chữ ký của mình trong siêu dữ liệu.  

Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất về NFT là cryptokitties (mèo con điện tử). Ra mắt vào tháng 11 năm 2017, cryptokitties là đại diện kỹ thuật số của những con mèo có đặc điểm nhận dạng độc đáo trên blockchain của Ethereum. Mỗi con mèo là duy nhất và được định giá bằng ether. Chúng tự sinh sản với nhau và tạo ra con cái mới, với các thuộc tính và giá trị khác nhau so với bố mẹ. Trong vòng vài tuần ngắn ngủi sau khi ra mắt, cryptokitties đã thu hút được một lượng người hâm mộ sẵn sàng chi 20 triệu đô la để mua và nuôi dưỡng chúng. Một số người thậm chí đã chi tới 100.000 đô la cho việc này. 

Bên cạnh đó, NFT đã được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh truyền thống hơn, ví dụ như giao dịch cổ phần tư nhân và bất động sản. Một trong những ý nghĩa của việc cho phép nhiều loại token trong một hợp đồng là khả năng cung cấp ký quỹ cho các loại NFT khác nhau, từ tác phẩm nghệ thuật đến bất động sản, trong một giao dịch tài chính duy nhất.      

>> ĐỌC TIẾP: Bạn thực sự sở hữu cái gì khi mua một NFT?

 

Vân Nguyễn (theo Investopedia)

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
icon icon

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!