Thử thách cho người mới đi làm khi bước chân vào ngành CNTT | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Thử thách cho người mới đi làm khi bước chân vào ngành CNTT

Chia sẻ kiến thức 25/05/2022

Bài viết sau đây phân tích 3 nhược điểm của sinh viên mới đi làm và gợi ý những bị quyết giúp các bạn từng bước hóa giải các nhược điểm này, từ đó đạt kết quả cao trong công việc, sự nghiệp.

Bỡ ngỡ về môi trường, văn hóa doanh nghiệp

Một trong những vấn đề mà sinh viên mới đi làm hay gặp là sự bỡ ngỡ về môi trường, văn hóa doanh nghiệp nơi bạn vừa gia nhập. Điều đó có thể dẫn đến một số hành xử không phù hợp, hay đơn giản là cảm giác “đứng ngoài cuộc”, ngại va chạm, ngại tiếp xúc.

sinh viên mới đi làm
Nhược điểm của sinh viên mới đi làm là vì thiếu tự tin nên hay lo lắng, hoang mang trước mọi vấn đề gặp phải. Thay vì lo sợ, bạn hãy bình tĩnh để trao đổi cùng đồng nghiệp và sếp, trao đổi và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm hơn.

Tâm lý này là hoàn toàn dễ hiểu và nhược điểm này là có thể thông cảm được. Tuy nhiên, nếu bạn để cho tình trạng này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc của bạn: Thiếu gắn kết với tổ chức, hạn chế vì không tiếp xúc với đồng nghiệp; công việc không trôi chảy hoặc bạn sẽ bị đánh giá thấp vì tính kết nối kém…

Điều nên làm là tăng cường tiếp xúc, tham gia các hoạt động của doanh nghiệp, công ty, giúp bạn làm quen và ngấm dần văn hóa công sở nơi mình làm việc. Bạn không cần phải hòa nhập, hòa tan ngay, mà chỉ cần quen, hiểu, cũng như có tác phong, ứng xử phù hợp với văn hóa chung, điều đó đã thuận lợi cho công việc của bạn rồi đấy.

Thiếu sót về kiến thức chuyên môn

Thiếu sót về kiến thức chuyên môn là nhược điểm thứ hai, khá hay gặp ở sinh viên mới đi làm. Do năng lực còn hạn chế, kiến thức nền tảng có thể chưa vững, hoặc kiến thức vững nhưng còn non nớt, xa rời thực tế, chưa có điều kiện thực hành nhiều… Thiếu sót về chuyên môn có thể dẫn đến một số sai lầm, thiếu chắc chắn khi làm việc. Nhẹ nhàng thì bạn sẽ bị nhắc nhở, còn không có thể gây ra hậu quả nhất định trong nghiệp vụ.

Đừng lo lắng thái quá khi bạn là người mới, còn phải học hỏi. Thay vì “giấu dốt”, hãy tìm hiểu kiến thức từ đồng nghiệp, đàn anh, học hỏi thêm để vượt qua sự yếu kém của mình. Ngoài ra, cũng đừng ngại nhận việc, tham gia các khóa đào tạo của công ty giúp bạn vững vàng hơn.

Nếu cần, bạn có thể tham gia các khóa học trực tuyến để bổ xung kiến thức cho mình và không sợ bị hổng, trống kiến thức, hoặc cũng có thể đọc sách, tham khảo các blog kiến thức bổ trợ cho công việc hàng ngày.

Lo lắng, hoang mang do thiếu tự tin

Nhược điểm của sinh viên mới đi làm là vì thiếu tự tin nên hay lo lắng, hoang mang trước mọi vấn đề gặp phải. Thay vì lo sợ, bạn hãy bình tĩnh để trao đổi cùng đồng nghiệp và sếp, trao đổi và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm hơn.

Sự lo lắng thường đến khi bạn chưa vững về kiến thức, thiếu người để hỏi hay tâm lý sợ không làm được việc. Hãy tự tin hơn vì đã được tuyển vào doanh nghiệp là ít nhiều bạn cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đó, và còn nhiều cơ hội phát triển, học hỏi, chứ không thể lập tức “giỏi” ngay. Cho phép mình sai lầm, cho phép mình bồng bột, nhưng đừng tự hạ thấp chính mình kẻo bạn sẽ đánh mất cơ hội trong công việc.

Nếu cảm thấy chông chênh khi mới đi làm, hãy trao đổi thẳng thắn với sếp, lắng nghe xem mình có gì cần rút kinh nghiệm, có gì cần phát huy. Chắc chắn, người đi trước dày dạn bản lĩnh, kinh nghiệm sẽ cho bạn những lời khuyên phù hợp nhất.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!