Tổng quan về network scanning | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Tổng quan về network scanning

Chia sẻ kiến thức 17/01/2022

Tội phạm mạng luôn tìm kiếm network (mạng) tiếp theo để tấn công. Network scanning (quét mạng) là một phương pháp rất hữu ích để bảo vệ network của bạn.

Dữ liệu thu được từ quá trình quét mạng có thể được dùng để thắt chặt an ninh vì nó cho phép bạn xác định các thiết bị đang được kết nối với mạng của mình và cách chúng tương tác với các thành phần bên trong và bên ngoài mạng.

Bài viết này sẽ thảo luận chi tiết về network scanning và cách bạn có thể tận dụng nó để xây dựng một network an toàn hơn.

1. Network scanning là gì?

Network scanning là quá trình kiểm tra (troubleshooting) các thiết bị đang hoạt động trên hệ thống của bạn để tìm ra các lỗ hổng. Nó xác định và kiểm tra các thiết bị được kết nối bằng cách triển khai một hoặc nhiều tính năng trong giao thức mạng (network protocol). Các tính năng này thu nhận các tín hiệu về lỗ hổng bảo mật và cung cấp cho bạn phản hồi về trạng thái bảo mật của mạng.

Network scanning tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì, giám sát và đánh giá bảo mật của hệ thống. Khi được triển khai hiệu quả, tính năng này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những cách tốt nhất để bảo vệ mạng của bạn trước các cuộc tấn công.

>>> Xem thêm: Quét lỗ hổng bảo mật (Vulnerability Scanning) là gì?

2. Network scanning hoạt động như thế nào?

Một cách để quét mạng mà không tốn nhiều chi phí là sử dụng các quản trị viên mạng (network administrators).

Các quản trị viên quét mạng của bạn để đánh giá địa chỉ IP và tìm ra các máy chủ trực tiếp (live host) được kết nối với nó.

Tội phạm mạng sử dụng kỹ thuật tương tự để phát hiện điểm yếu trong mạng của bạn. Mục tiêu của network scanning là xác định các sơ hở trước khi kẻ xấu phát hiện ra.

Để quản trị viên mạng xác định cách địa chỉ IP được kết nối với mạng, họ có thể cần sử dụng các công cụ như Nmap.

Nmap là một công cụ network scanning hiệu quả sử dụng các IP packets* (gói IP) để phát hiện các thiết bị được gắn vào mạng. Nó giúp đơn giản hóa việc xác định các địa chỉ IP.

*IP Packet: Một gói mạng hoặc gói IP có thể được coi là một đơn vị dữ liệu (khoảng 1 KBS đến 1,5 KBS) truyền từ điểm gốc đến địa chỉ đích (từ người gửi đến người nhận) trong mạng internet.

Với sự trợ giúp của quản trị viên mạng, bạn có thể sử dụng máy quét mạng (network scanner) để kiểm tra xem mạng mạnh hơn hay yếu hơn ở nơi nào. 

Quy tắc hoạt động cơ bản của quá trình network scanning là xác định tất cả các thiết bị trên network và tìm ra địa chỉ IP của chúng. Để thực hiện việc này, bạn phải sử dụng máy quét mạng để chuyển tiếp một IP packet đến tất cả các địa chỉ IP được kết nối với mạng.

Sau khi gửi đi, bạn cần đợi phản hồi. Khi phản hồi đến, máy quét mạng sẽ dùng chúng để đo trạng thái và sự không nhất quán của máy chủ hoặc ứng dụng. Trong quá trình này, các thiết bị phản hồi sẽ hoạt động (active) và các thiết bị không phản hồi sẽ không hoạt động (inactive).

Quản trị viên mạng cũng có thể sử dụng quét Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol, viết tắt là ARP) để đánh giá hệ thống theo cách thủ công. Nhưng nếu mục tiêu của quản trị viên mạng là tiếp cận tất cả các máy chủ đang hoạt động, thì bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ quét chạy tự động.

Một trong những công cụ tốt nhất mà bạn có thể dùng là quét Giao thức Thông báo Kiểm soát Internet (Internet Control Message Protocol, viết tắt là ICMP), giúp bạn lập bản đồ mạng một cách chính xác mà không bị lỗi.

3. Các loại máy quét mạng

Quét mạng đúng cách yêu cầu các công cụ và phương pháp phù hợp. Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào những gì bạn muốn đạt được với quá trình quét. Có hai loại network scanning chính – quét port và quét lỗ hổng.

3.1 Quét port (Port scanning)

Port scanning cho phép bạn xác định các port (cổng) đang mở trong mạng và có thể nhận hoặc gửi dữ liệu. Bạn có thể sử dụng nó để gửi các IP packet đến các cổng trên một thiết bị. Quá trình này làm lộ ra các sơ hở và phân tích phản hồi về hiệu suất (performance feedback).

Trước khi thực hiện port scanning, bạn phải xác định danh sách các thiết bị đang hoạt động và đường đi tới địa chỉ IP của chúng.

Mục tiêu chính của port scanning là sử dụng dữ liệu mà nó thu được từ các thiết bị đang hoạt động để chẩn đoán mức độ bảo mật.

3.2 Quét lỗ hổng bảo mật (Vulnerability Scanning)

Quét lỗ hổng bảo mật giúp bạn phát hiện các lỗ hổng đang tồn tại trên mạng của bạn. 

Trong hầu hết các tổ chức, bộ phận CNTT sẽ tiến hành quét lỗ hổng bảo mật. Nhưng nếu bạn muốn nhận được phản hồi kỹ lưỡng, hãy cân nhắc việc thuê một chuyên gia bảo mật của bên thứ ba. Vì họ không quen thuộc với mạng của bạn, họ sẽ tiến hành phân tích khách quan từ vị trí của người ngoài cuộc.

Việc quét lỗ hổng bảo mật cũng có thể được thực hiện bởi những tin tặc muốn xác định các điểm yếu trong mạng của bạn. Bạn cần tìm ra và đóng lại các lỗ hổng trước khi chúng làm được điều đó. 

Bên cạnh việc xác định các sơ hở, việc quét lỗ hổng còn giúp đánh giá khả năng bảo mật của hệ thống mạng trước các cuộc tấn công. Nó sử dụng một cơ sở dữ liệu (database) để phân tích các cuộc tấn công có thể xảy ra. Cơ sở dữ liệu này cung cấp cho trình quét lỗ hổng bảo mật các bất thường, lỗ hổng, cấu hình mặc định, đường dẫn đến dữ liệu nhạy cảm và lỗi mã hóa có thể cho phép tin tặc xâm nhập vào network của bạn.

>>> Xem thêm: Tổng quan về port scanning (quét cổng)

4. Network scanning có lợi ích gì? 

4.1 Tăng hiệu suất mạng

Network scanning đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu suất mạng và tối đa hóa tốc độ hoạt động của mạng.

Trong một mạng với tổ chức phức tạp, nhiều mạng con của các địa chỉ IP khác nhau được gán cho một số thiết bị nhằm cải thiện hiệu suất của chúng trên hệ thống. Việc quét các thiết bị này sẽ giúp loại bỏ tắc nghẽn để đạt hiệu suất tối ưu.

4.2 Bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng

Network scanning hữu ích đến mức tội phạm mạng cũng sử dụng nó để phát hiện ra các lỗ hổng trong network. Khi bạn không quét được mạng của mình để tìm các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật, bạn đang gián tiếp mời những kẻ tấn công ghé thăm.

Quét mạng thường xuyên là một cách hiệu quả để giữ cho hệ thống của bạn không bị tấn công. 

4.3 Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Quá trình quét mạng theo cách thủ công rất tẻ nhạt và tốn thời gian, có thể gây đình trệ cho công việc của bạn. 

Network scanning là một quá trình tự động. Nó đánh giá một lượng lớn dữ liệu trong một thời gian ngắn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. 

5. Hãy dành ưu tiên cho bảo mật mạng

Mọi mạng máy tính đang hoạt động đều là mục tiêu tiềm tàng của tin tặc và tác động của các cuộc tấn công mạng sẽ rất lớn nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Chủ động bảo mật hệ thống của bạn bằng tính năng network scanning có thể không loại trừ hoàn toàn khả năng bị tấn công, nhưng nó làm giảm cơ hội xuống mức tối thiểu. Máy quét của bạn sẽ sớm phát hiện ra các lỗ hổng và mối đe dọa hiện có trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn. 

Quét mạng giống như đi trước kẻ xấu vài bước; bạn có thể nhìn thấy những lỗ hổng và đóng lại trước khi chúng bị phát hiện.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-network-scanning/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

10 công cụ quét lỗ hổng hàng đầu

Chiến lược quét cổng và cách đóng các cổng dễ bị tấn công

Cách sử dụng DefenderUI để cấu hình Windows Defender

6 loại tin tặc “có mũ” và cách thức hoạt động

Vân Nguyễn

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!