Vận dụng chuyên môn cho một công việc duy nhất có là quan niệm lỗi thời

Vận dụng chuyên môn cho một công việc duy nhất có là quan niệm lỗi thời

Chia sẻ kiến thức 09/01/2022

Làm duy nhất một công việc khiến con người có thể sa vào tình trạng "kinh nghiệm chủ nghĩa", làm việc theo thói quen hoặc lối mòn. Công việc duy nhất cũng đặt bạn trước những rủi ro sự nghiệp.

Nhiều người tin rằng, việc vận dụng chuyên môn cho một công việc duy nhất đã trở nên quan niệm lỗi thời. Đa nhiệm, hay linh hoạt trong nghề nghiệp, sự nghiệp sẽ giúp bạn kiếm được nhiều thu nhập, gia tăng trải nghiệm và ý nghĩa cho cuộc sống.

công việc duy nhất
Vận dụng chuyên môn cho một công việc duy nhất có là quan niệm lỗi thời?

Chỉ vận dụng chuyên môn cho một công việc gây hạn chế cho sự nghiệp

Trong quan niệm truyền thống, “một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”; với kiến thức chuyên môn đã có, nhiều người có xu hướng tập trung vào đúng một công việc: Dồn sức khỏe, tinh thần, sự nỗ lực để phấn đấu cho công việc trong nhiều năm… Với họ, tận tụy, tận tâm với công việc trở thành triết lý sống cũng như là lợi thế thăng tiến.

Tuy nhiên, làm duy nhất một công việc khiến con người có thể sa vào tình trạng “kinh nghiệm chủ nghĩa”, làm việc theo thói quen hoặc lối mòn. Tệ hơn, khi quá tập trung làm việc mà không có những phương án dự phòng, bạn có thể rơi vào khủng hoảng nếu chẳng may mất việc; hoặc tài chính gặp khó khăn nếu công việc không thuận buồm, xuôi gió.

Người chỉ dồn hết chuyên môn, tâm huyết cho một công việc duy nhất thường thấy khó khăn khi phải học cái mới. Họ cũng bối rối vì sự thay đổi và có thể buông xuôi nếu yêu cầu thay đổi quá cao hoặc đột ngột khiến họ khó đáp ứng.

Theo một chuyên gia nhân sự, thì gắn bó một chuyên môn trong suốt thời gian dài, vận dụng chuyên môn sẵn có cho một công việc duy nhất hiện nay đang bắt đầu được cho là một quan niêm lỗi thời: Các ứng viên thiếu tự tin khi phải thay đổi; không sẵn sàng đổi thay, khó có bước phát triển bản thân đột ngột hay chấp nhận rủi ro để tiến lên.. Con đường sự nghiệp của họ vì thế mà vô tình gặp hạn chế.

Chấp nhận thử thách, đa dạng hóa chuyên môn, nghề nghiệp

Dồn tâm huyết cho công việc không phải điều xấu, cũng không phải sai lầm. Tuy nhiên, “bỏ hết trứng vào một giỏ” chưa bao giờ là nước đầu tư khôn ngoan, bao gồm cả đầu tư tâm huyết, năng lực trong sự nghiệp.

Thay vì chỉ dồn tâm huyết cho duy nhất một công việc, bạn có thể khéo léo vận dụng chuyên môn của mình vào một đến hai công việc khác, nhằm đa dạng hóa nhóm kĩ năng, công việc của mình. Điều này mang lại mấy lợi ích thiết thực như: Giúp bạn có thêm nguồn thu nhập; giúp bạn phát triển kiến thức, kĩ năng bằng nhiều cách; giúp bạn liên tục phải thay đổi chính mình và có nhiều lựa chọn hơn trong sự nghiệp, cuộc sống.

Công việc “thứ cấp” mà bạn vận dụng chuyên môn có thể là một lĩnh vực mới, hoặc công việc liên quan tới chuyên ngành vốn có của bạn. Đó cũng có thể là một việc đầu tư, kinh doanh, khác xa lĩnh vực chuyên môn chính yếu, nhưng cho phép bạn làm việc phá cách hơn, linh hoạt hơn.

Đặc biệt, bạn cũng có thể học thêm các kiến thức, kĩ năng mới để giúp chính mình phát triển trong một kỉ nguyên đầy biến động. Từ đó, bạn có thể vận dụng các kiến thức kĩ năng mới này cùng chuyên môn chính của bạn vào các công việc chính – việc phụ…

Có lẽ bạn đã từng nghe câu “Trên con đường sự nghiệp, hễ không tiến là lùi”. Chắc hẳn bạn không muốn đi lùi trong sự nghiệp thì hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế cởi mở, sẵn sàng học hỏi, cống hiến cũng như thử thách bản thân bằng các hướng đi khác nhau. Hãy thêm vào những sức màu tươi sáng cho công việc, sự nghiệp. Hãy mở rộng tầm mắt bằng hiểu biết, trải nghiệm công việc mới mẻ và làm giàu thêm hành trang sự nghiệp của bạn thật nhiều nhé!

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!