xTer FUNiX chia sẻ kinh nghiệm: Bạn có thật sự biết “Search Google”

xTer FUNiX chia sẻ kinh nghiệm: Bạn có thật sự biết “Search Google”

Chia sẻ kiến thức 31/12/2021

Đối với câu hỏi "Bạn có thật sự biết cách "Search Google" này nếu bạn hỏi bất kì ai thì có lẽ đứa nhỏ 10 tuổi cũng biết sử dụng “Google Search” nhưng đối với các bạn Tự học và đặc biệt là tự học IT thì việc tận dụng tốt công cụ này nó sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều.

Dưới đây tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mà mình được biết và được chỉ khi sử dụng công cụ tìm kiếm này để “Search” thông tin.

1.Hạn chế search bằng Tiếng Việt

Như các bạn đã biết hầu hết các tài liệu về IT đều được viết bằng tiếng Anh chính vì vậy việc search bằng tiếng Việt sẽ bị hạn chế kết quả mà Google trả về cho bạn và chỉ cho ra kết quả Tiếng Việt, điều này sẽ làm cho các bạn không thế tiếp cận được với các diễn đàn hỏi đáp lớn (Ví dụ: StackOverFollow) hay các trang tài liệu lớn ở nước ngoài. Khi bạn muốn tìm một tài liệu hoặc một vấn đề nào đó, hãy dịch nó ra tiếng Anh rồi sau đó Search.

2. Search đúng KeyWord.

Có những vấn đề mà bạn không thế tìm ra được cách giải quyết sau khi đã tìm kiếm trên Google. Điều này xảy ra có 2 khả năng:

– Một là, vấn đề bạn gặp thực sự là một vấn đề mới hoặc vấn đề đó chưa có cách giải quyết, nhưng trường hợp này có lẽ là rất hiếm, bởi vì IT đã phát triền đến mức mà có thể mỗi người đang đọc bài viết này hoặc ngay cả bản thân tôi cũng chỉ là hạt cát rất nhỏ.

search
Google – công cụ tìm kiếm hàng đầu hiện nay.

– Hai là, Bạn chưa tìm chính xác cụm từ khóa liên quan đến vấn đề mà mình gặp phải, khả năng này xảy ra tỉ lệ cao hơn so với khả năng nêu ở trên. Vậy làm cách nào để có thể tìm kiếm chính xác được vấn đề mình gặp? Khi tôi gặp câu hỏi này, có một Tiền bối đã bảo với tôi “Nếu em gặp phải lỗi trong quá trình code mà không biết cách sửa, cách tốt nhất là hãy coppy đoạn message mà lỗi đó báo rồi bật Google, paste vào rồi nhấn Enter!” sau khi kiểm chứng vài lần thì tôi thấy phương pháp này quả thực hữu hiệu. Vì vậy nếu bạn gặp tình huống như vậy hãy coppy đoạn message thông báo mà bạn nghĩ nó là vấn đề cốt lõi của lỗi rồi tìm trên Google.

3. Hãy “linh động” trong việc sử dụng kết quả tìm kiếm.

Một sự thật là không phải lúc nào bạn cũng tìm được kết quả “ăn khớp” với vấn đề của bạn hay là có một người bên cạnh và vạch rõ chi tiết cho bạn cách giải quyết mà cái chính là bản thân bạn phải tự “bơi”. Vì vậy khi gặp một vấn đề nào đó, thay vì đi tìm cách giải quyết “ăn khớp” thì hãy tìm cách giải quyết tương tự và áp dụng nó vào vấn đề của mình.

Làm như vậy không những bạn có thể giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất mà còn mở rộng cho bạn thêm kiến thức để bạn vận dụng linh hoạt hơn vào những vấn đề sau này.

4. Bạn biết chính xác cần tìm ở đâu!

Những trang web xem phim họ thường muốn tăng lượt truy cập bằng cách lợi dụng người dùng. Bạn thường bắt gặp những trang web xem phim thường có một đoạn message ở bên dưới phim của họ khi bạn xem, nó kiểu như “Cú pháp tìm kiếm phim nhanh chóng: tên phim + hdphim.com”. Làm như vậy khiến cho Google nhận biết được từ khóa khi bạn tìm kiếm và sẽ cho ra kết quả chứa từ khóa đó, kết quả đó sẽ chỏ đến trang web của họ.

Vậy tại sao bạn không lợi dụng nó và áp dụng theo chiều hướng khác? Chẳng hạn trong quá trình bạn tìm kiếm từ khóa để giải quyết vấn đề, bạn có thể sẽ “ưng ý” về một trang web kiến thức hay một diễn đàn nào đó chẳng hạn như StackOverflow, hoặc các video hướng dẫn từ các Chanel Công nghệ, hay từ các khóa học free trên Youtube,….

Điều cần làm là bạn hãy nhớ lấy tên miền của trang web đó và viết nó vào sau cụm từ khóa mà bạn đang tìm kiếm ví dụ: “error: This page is not access by CORS….  StackOverFlow” nó sẽ trả về kết quả ưu tiên từ trang web mà bạn viết vào. Tôi đã thử nhiều lần và thấy nó cũng rất hữu dụng (tất nhiên nêu không hữu dụng tôi đâu dám chia sẻ với các bạn).

Vừa rồi tôi đã chia sẻ cho các bạn một chút mẹo nhỏ mà tôi khám phá ra để giúp việc tự học hoặc fixbug của các bạn hiệu quả hơn. Điều này nó sẽ rất có ích đối với những bạn mới nhập môn và chủ yếu là tự học. Tất nhiên những gì tôi chia sẻ cho các bạn đều đã qua “kiểm thử” của tôi và cũng hoàn toàn là quan điểm của bản thân nên có thể sẽ chưa được đầy đủ hoặc có một số điểm chưa thật sự đúng. Tuy nhiên thì cũng sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn đa chiều hơn.

Cảm ơn các bạn đã đọc !

Hoàng Duy Duy (Học viên FUNiX)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!