Chưa lên sóng, chủ đề xDebate 21 đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều

Chưa lên sóng, chủ đề xDebate 21 đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều

Sự kiện

Trò chơi điện tử có lợi hay có hại? 

Cùng với sự phát triển của Internet, trò chơi điện tử được du nhập vào Việt Nam và phổ biến rộng rãi từ khoảng đầu những năm 2000. Đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong các loại hình dịch vụ giải trí dành cho giới trẻ, thậm chí nhiều người lựa chọn con đường trở thành “game thủ”, trở thành các “streamer” để phát triển sự nghiệp.

Tham gia vào các trò chơi điện tử với chừng mực nhất định, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như giảm căng thẳng, giải toả áp lực, tăng tính quyết đoán, cải thiện kỹ năng giao tiếp và với những tựa game nước ngoài, người chơi còn có thể tranh thủ cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình. 

Đương nhiên nếu chỉ dừng lại ở mức độ giải trí, thư giãn thì sẽ chẳng có gì đáng bàn. Nhưng nguy hiểm là có rất nhiều bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên bị sa đà, cuốn hút quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến mất cân bằng trong học tập, cuộc sống thường ngày, thường được gọi là tình trạng “nghiện game”. 

xdebate
Trò chơi điện tử là chủ đề gần gũi thu hút sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ.

Người sử dụng máy tính quá nhiều giờ trong một ngày dễ gặp những trục trặc về sức khoẻ, khiến đôi mắt, thần kinh và cơ thể mệt mỏi. Nghiện trò chơi điện tử khiến nhiều người thậm chí “quên ăn, quên uống” làm cho cơ thể suy nhược, hành vi bị mất kiểm soát. Đặc biệt, khi quá đắm chìm trong thể giới ảo của game online, người chơi dễ bị rối loạn tinh thần, manh động và gặp những khó khăn trong hoà nhập với cuộc sống thực tại. 

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Trò chơi điện tử có hại hay không có hại? Người chơi có lỗi hay lỗi ở trò chơi? Đó cũng chính là chủ đề tranh biện sẽ xuất hiện trong xDebate số 21. 

Chủ đề xDebate 21: “Trò chơi điện tử không có hại” thu hút nhiều ý kiến tranh luận dù chưa lên sóng 

Vừa xuất hiện trong cộng đồng xTer, chủ đề tranh biện của tuần này đã mau chóng thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn học viên và mentor. 

Tài khoản T.M bình luận: “Đã dính vào chơi game rồi thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều việc, lúc nào đầu cũng nghĩ mình chơi chưa xong mà đã phải dừng để làm việc, rồi khi mình được chơi thì đây lại nghĩ làm những gì trong game tiếp theo đây? Thế là trong các công việc đầu chỉ còn nghĩ đến game là chính, chơi để kiếm tiền hay chơi để giải trí đều có hại cả…”

xTer H.K.V lại cho rằng: “Em được bố cho đi chơi điện tử từ lớp 1, thấy chả thấy nghiện chỗ nào. Chơi game chỉ cùng lắm 1 – 2 tiếng là bắt đầu chán. Chủ yếu do mỗi người chơi, càng bị cấm đoán thì càng có hứng thú, thay vì cấm thì đặt mục tiêu kiểu giỏi môn này thì được chơi bao nhiêu giờ sẽ có ích hơn.”

Nếu xét trên phương diện người chơi, lại xuất hiện những ý kiến như: “Liệu bố ẹm có nên cấm trẻ con chơi game?”, “Vì sao có độ tuổi quy định cho từng loại hình game nhưng người chơi vẫn không tuân thủ?”,… 

Mặc dù chưa lên sóng nhưng với những ý kiến tranh luận xôn xao trong cộng đồng xTer, hứa hẹn xDebate số 21 sắp tới sẽ thực sự bùng nổ. 

Minh Tiến 

xDebate được tổ chức vào 20h thứ 5 hằng tuần,  là hoạt động rèn luyện kỹ năng tranh biện dành cho tất cả học viên FUNiX. Ra mắt vào tháng 1/2021, cho đến nay chương trình đã trải qua 20 số và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng xTer. Nhằm khuyến khích học viên rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, trình bày, nhìn nhận vấn đề với góc nhìn đa chiều, FUNiX quy định mỗi xTer cần tham gia xDebate ít nhất 1 lần trong 1 chứng chỉ với tư cách người chơi hoặc khán giả.

Bình luận

Chưa lên sóng, chủ đề xDebate 21 đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều

Sự kiện

Trò chơi điện tử có lợi hay có hại? 

Cùng với sự phát triển của Internet, trò chơi điện tử được du nhập vào Việt Nam và phổ biến rộng rãi từ khoảng đầu những năm 2000. Đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong các loại hình dịch vụ giải trí dành cho giới trẻ, thậm chí nhiều người lựa chọn con đường trở thành “game thủ”, trở thành các “streamer” để phát triển sự nghiệp.

Tham gia vào các trò chơi điện tử với chừng mực nhất định, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như giảm căng thẳng, giải toả áp lực, tăng tính quyết đoán, cải thiện kỹ năng giao tiếp và với những tựa game nước ngoài, người chơi còn có thể tranh thủ cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình. 

Đương nhiên nếu chỉ dừng lại ở mức độ giải trí, thư giãn thì sẽ chẳng có gì đáng bàn. Nhưng nguy hiểm là có rất nhiều bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên bị sa đà, cuốn hút quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến mất cân bằng trong học tập, cuộc sống thường ngày, thường được gọi là tình trạng “nghiện game”. 

xdebate
Trò chơi điện tử là chủ đề gần gũi thu hút sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ.

Người sử dụng máy tính quá nhiều giờ trong một ngày dễ gặp những trục trặc về sức khoẻ, khiến đôi mắt, thần kinh và cơ thể mệt mỏi. Nghiện trò chơi điện tử khiến nhiều người thậm chí “quên ăn, quên uống” làm cho cơ thể suy nhược, hành vi bị mất kiểm soát. Đặc biệt, khi quá đắm chìm trong thể giới ảo của game online, người chơi dễ bị rối loạn tinh thần, manh động và gặp những khó khăn trong hoà nhập với cuộc sống thực tại. 

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Trò chơi điện tử có hại hay không có hại? Người chơi có lỗi hay lỗi ở trò chơi? Đó cũng chính là chủ đề tranh biện sẽ xuất hiện trong xDebate số 21. 

Chủ đề xDebate 21: “Trò chơi điện tử không có hại” thu hút nhiều ý kiến tranh luận dù chưa lên sóng 

Vừa xuất hiện trong cộng đồng xTer, chủ đề tranh biện của tuần này đã mau chóng thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn học viên và mentor. 

Tài khoản T.M bình luận: “Đã dính vào chơi game rồi thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều việc, lúc nào đầu cũng nghĩ mình chơi chưa xong mà đã phải dừng để làm việc, rồi khi mình được chơi thì đây lại nghĩ làm những gì trong game tiếp theo đây? Thế là trong các công việc đầu chỉ còn nghĩ đến game là chính, chơi để kiếm tiền hay chơi để giải trí đều có hại cả…”

xTer H.K.V lại cho rằng: “Em được bố cho đi chơi điện tử từ lớp 1, thấy chả thấy nghiện chỗ nào. Chơi game chỉ cùng lắm 1 – 2 tiếng là bắt đầu chán. Chủ yếu do mỗi người chơi, càng bị cấm đoán thì càng có hứng thú, thay vì cấm thì đặt mục tiêu kiểu giỏi môn này thì được chơi bao nhiêu giờ sẽ có ích hơn.”

Nếu xét trên phương diện người chơi, lại xuất hiện những ý kiến như: “Liệu bố ẹm có nên cấm trẻ con chơi game?”, “Vì sao có độ tuổi quy định cho từng loại hình game nhưng người chơi vẫn không tuân thủ?”,… 

Mặc dù chưa lên sóng nhưng với những ý kiến tranh luận xôn xao trong cộng đồng xTer, hứa hẹn xDebate số 21 sắp tới sẽ thực sự bùng nổ. 

Minh Tiến 

xDebate được tổ chức vào 20h thứ 5 hằng tuần,  là hoạt động rèn luyện kỹ năng tranh biện dành cho tất cả học viên FUNiX. Ra mắt vào tháng 1/2021, cho đến nay chương trình đã trải qua 20 số và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng xTer. Nhằm khuyến khích học viên rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, trình bày, nhìn nhận vấn đề với góc nhìn đa chiều, FUNiX quy định mỗi xTer cần tham gia xDebate ít nhất 1 lần trong 1 chứng chỉ với tư cách người chơi hoặc khán giả.

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!