Chợ Nghĩa Tình - dự án thương mại điện tử trợ giúp đồng bào vùng dịch

Chợ Nghĩa Tình – dự án thương mại điện tử trợ giúp đồng bào vùng dịch

Tin tức 25/07/2021

“Chợ Nghĩa Tình” là dự án được phối hợp thực hiện bởi Sở Công Thương - Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh - Tập đoàn FPT (Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX và Ứng dụng Utop). Chợ Nghĩa Tình được đánh giá cao hiệu quả khi triển khai thần tốc tại Tp.HCM.

Chợ Nghĩa Tìnhlà dự án được phối hợp thực hiện bởi Sở Công Thương – Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh – Tập đoàn FPT (Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX và Ứng dụng Utop). Chợ Nghĩa Tình được đánh giá cao hiệu quả khi triển khai thần tốc tại Tp.HCM.

Tiên phong ứng dụng CNTT duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa cho nhân dân vùng dịch

Đây là một trong những dự án đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin giúp duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm dành riêng cho nhân dân đang sinh sống tại các khu vực thực hiện cách ly, phong tỏa tạm thời trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do liên quan ca lây nhiễm dịch COVID-19.

Trong giai đoạn hiện nay, Dự án tập trung nhiệm vụ là cầu nối gắn kết sự chia sẽ, tinh thần trách nhiệm cộng đồng dành cho nhân dân địa phương bằng việc trao tận tay các sản phẩm tài trợ thương hiệu uy tín, chất lượng cao một cách minh bạch, tiện lợi, phù hợp nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Founder FUNiX – anh Nguyễn Thành Nam cho biết, ý tưởng về Chợ nghĩa tình được khởi xướng bởi chị Nguyễn Thị Thành Thực, một mentor FUNiX ở Bắc Giang. Đó là thời điểm Bắc Giang đang sống trong tâm dịch, nhiều vùng bị phong tỏa khiến bà con khó khăn trong duy trì cuộc sống, không đi chợ được và cũng không có chợ. Đồng thời, nông sản thực phẩm trong vùng lại không được tiêu thụ, trong khi hàng hóa cứu trợ thì gặp khó khi phân phối. Giải pháp bền vững nào giải quyết được vấn đề này? Và thế là một “chợ cóc online”, với những đơn hàng 0 đồng giúp bà con vùng dịch dễ dàng tiếp cận nhu yếu phẩm, giúp chính quyền địa phương quản lý việc phân phối hàng cứu trợ, từ thiện cũng như đảm bảo sự an toàn trong tâm dịch đã ra đời.

Thần tốc triển khai, đi vào thực tế

Hannah Vũ Hoa – cán bộ FUNiX ở Bắc Ninh là một trong những thành viên tham gia giai đoạn đầu của Dự án Chợ Nghĩa Tình. Lúc này, chị làm công tác kết nối với địa phương phường Khắc Niệm và huyện Tiên Du – Bắc Ninh. Đây là hai địa điểm bị phong tỏa vì dịch bệnh. Mặc dù đánh giá cao tính thực tế của mô hình này, song do điều kiện hạn chế về nguồn lực mà hai địa phương tại Bắc Ninh đã không thể triển khai được dự án. Dù vậy, nhóm phát triển Chợ Nghĩa Tình đã không dừng bước, nỗ lực đưa dự án đến các vùng miền, địa phương khác.

Chợ Nghĩa Tình
Trước những diễn biến phức tạp và cấp bách của tình hình dịch COVID-19, để chia sẻ khó khăn, chung tay góp sức phòng chống dịch, Chợ Nghĩa Tình mong muốn sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ và đóng góp của các nhà hảo tâm.

Anh Hồng  Văn Tuấn, Phó Giám đốc Utop cho biết, anh được Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam giới thiệu về Chợ Nghĩa tình khi  tình hình dịch ở HCM bắt đầu căng thẳng, nhiều nơi đang phong tỏa theo chỉ thị 15. Người dân lao động tự do đang mất thu nhập, các khu phong tỏa thì chờ địa phương hỗ trợ trong khi nguồn lực địa phương đều có giới hạn, không thể kéo dài.

“Mình tham gia dự án với vai trò lead team hỗ trợ vận hành vào ứng dụng ecommerce, kiểm soát hàng tồn (hàng tài trợ) ở các cơ sở (Thành Đoàn, Quận đoàn). Tăng thêm nguồn lực vận hành cho CNT bằng đội vận hành của ứng dụng Utop. Các bạn trong đội vận hành trước đây đa số là tình nguyện viên, chưa có kinh nghiệm triển khai ecommerce, quy trình quản lý vận hành kho bãi. tập huấn cho các bạn TNV tại 22 điểm đồng thời, hơn 100 con người tham gia” – anh Tuấn chia sẻ.

Điều anh Tuấn tâm đắc nhất về dự án Chợ Nghĩa Tình là việc ứng dụng làm từ thiện với ecommerce: Mọi số liệu, hình ảnh dự án đều minh bạch giúp nhà tài trợ có thể yên tâm hàng tài trợ đến được tay người dân thông qua ecommerce và số liệu. Dự án kiểm soát tồn kho từng thùng mì, gạo, nước mắm ở địa phương. Quan trọng là có thể triển khai khắp cả thành phố từ Củ Chi, Hóc môn đến Nhà Bè. Từ thông tin minh bạch, Sở Công thương có thể kêu gọi đóng góp từ nguồn lực từ nhiều nguồn lực tham gia hỗ trợ hơn” – anh nói.

Được sự ủng hộ của Thành Đoàn Tp.HCM, Chợ Nghĩa Tình được chỉ đạo triển khai cho toàn bộ 22 quận huyện trong 2 ngày. Thời điểm này toàn thành phố đã có trên 10.000 hộ dân bị phong tỏa. Thời gian triển khai là cực ngắn, với hàng loạt công tác cần chuẩn bị: Logistic vận chuyển đến 22 điểm trong khi các nhà xe đã dừng (Thành Đoàn, Quận đoàn); Triển khai hệ thống website sẵn sàng cho các quận huyện; Hệ thống backend chịu tải; Đào tạo cho các tình nguyện viên tại cơ sở sử dụng ecommerce, quy trình quy định về kho bãi, hàng hóa, chốt số lượng hàng tồn; Số điện thoại hotline cho người dân có thể tìm hiểu; Triển khai báo cáo hằng ngày cho Sở Công Thương và Thành Đoàn….Nhờ sự đồng lòng của toàn bộ thành viên tham gia mà dự án đã kịp thời triển khai đúng thời hạn.

Cập nhật những hình ảnh mới nhất về Dự án tại Quận Phú Nhuận – Tp.HCM trên Group Facebook Chợ Nghĩa Tình, anh Nguyễn Minh Tấn, cán bộ Đoàn Quận Phú Nhuận cho biết: Các nhu yếu phẩm được trao tận tay bà con trong vùng dịch, đặc biệt các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, người khuyết tật. Nhiều người dân cảm kích khi nhận được những món quà từ các tình nguyện viên. Được biết, chính thức vận hành dự án từ 14 – 23/7 tổng số đơn hàng 0 đồng mà Chợ Nghĩa Tình mang đến cho người dân Q. Phú Nhuận là 103 đơn hàng. 

Cần sự chung tay, góp sức của mỗi người dân

Trước những diễn biến phức tạp và cấp bách của tình hình dịch COVID-19, để chia sẻ khó khăn, chung tay góp sức phòng chống dịch, Chợ Nghĩa Tình mong muốn sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ và đóng góp của các nhà hảo tâm.

Người quan tâm có thể đăng ký tình nguyện để góp phần hỗ trợ chống dịch Covid-19. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần sự chủ động chung tay, góp sức của mỗi người dân để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Quỳnh Anh

Dự án Chợ Nghĩa Tình được triển khai dựa trên nền tảng CNTT do FUNiX viết ra và đáp ứng các nhu cầu phân phát, quản lý hàng cứu trợ, giao thương hàng hóa online trong vùng dịch được tối ưu. Hơn nữa, dự án có thể đáp ứng được ngay cả khi địa phương đã hết dịch bệnh và tạo thói quen tiêu dùng online cho người dân.

Để đảm bảo dự án hoạt động thông suốt và đáp ứng tốt nhất với địa phương vùng dịch, FUNiX sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí về phần công nghệ và trực tiếp hướng dẫn, đào tạo các ban quản lý chợ địa phương (là ban ngành đoàn thể do địa phương chỉ định phối hợp thực hiện) để quản lý chợ online một cách tốt nhất., ngoài ra trong thời gian hoạt động ban đầu của dự án, FUNiX cũng sẽ kêu gọi các nguồn tài trợ để người dân vùng dịch có được sự hỗ trợ tốt nhất khi tham gia dự án.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!