My FUNiX Story #5: FUNiX – TÌNH CỜ HAY LÀ ĐỊNH MỆNH? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

My FUNiX Story #5: FUNiX – TÌNH CỜ HAY LÀ ĐỊNH MỆNH?

Sự kiện

FUNiX – Tình cờ hay là định mệnh? Tôi cũng không biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là gì. Có lẽ nhờ độc giả khi nghe xong câu chuyện “tâm sự tuổi 30” rồi cho mình một câu trả lời chính xác.

Bản thân tôi chỉ là một thanh niên rất đỗi bình thường như bao thanh niên khác, không giỏi nhưng cũng không nghĩ mình dở. Ra trường đến nay đã được 4 năm rồi, khoảng thời gian trước đó quả thực là một cái cảm giác “chênh vênh”, không biết mình làm gì, không biết mình là ai.

Bạn bè mình khi mới ra trường đều có cho mình công việc ổn định, thi đậu viên chức, còn mỗi mình lơi bơi, trầy trật. Gia đình thì lúc nào cũng muốn tôi phải an phận trong môi trường nhà nước, nhưng tôi lại “lực bất tòng tâm”.

Thế rồi tôi mới nảy ra ý định: Hay là mình tìm cách xin làm giảng viên ở một trường Đại học nào đó. Con đường ấy dù sao vẫn ít người đi hơn là làm giáo viên phổ thông, khả năng đạt được dù sao vẫn cao hơn. Khi tôi chia sẻ về ý định này, thì có người nói với tôi thế này: “Một là anh phải thật sự giỏi xuất chúng, còn không thì phải có quan hệ tốt thì mới xin được. Thằng Xỉu nó cũng từng suy nghĩ như anh, nhưng sau khi nó tìm hiểu thấy hiện tại cơ hội cho nó là không có, nên nó tính sau”.

Nghe vậy lúc đầu tôi cũng hơi chùn. Nhưng rồi mình suy nghĩ lại: Tại sao lại sợ? Cứ thử đi, thành công thì tốt, không được cũng có cho mình một cái gì đó. Làm chưa chắc thành công, nhưng không làm chắc chắn sẽ không có thành quả gì hết.

Nhớ khi xưa bạn bè tôi khuyên can đừng dạy kèm chuyên Toán Lê Quý Đôn vì quá sức, nhưng cuối cùng tôi cũng có một năm cũng gọi là thành công. Thế là tôi quyết định quay lại tu luyện các môn Toán cao cấp. Thời gian làm luận văn thạc sĩ, thầy hướng dẫn có giới thiệu tôi qua Đại học FPT, nhưng khi nộp CV đến trưởng phòng Đào tạo lúc ấy là anh Võ Thanh Tùng, thì nhận được phản hồi rằng vì tôi chưa phải là thạc sĩ, và cái chính là không có du học nước ngoài về nên khả năng nhận vào là rất thấp. Nghe xong tôi cũng khá thất vọng, buồn bã. Nhưng chỉ buồn một lúc thôi, vì tôi hiểu, một môi trường tốt, chất lượng như FPT (3 sao QS) thì yêu cầu phải tương xứng là chuyện bình thường.

Thay vì ngồi buồn, tiếc nuối thì mình nên nâng cao bản thân để phù hợp với yêu cầu của người ta. Thế nên tôi tự đặt ra mục tiêu (mà không biết có thành công hay không) là phấn đấu để xin được học bổng PhD du học. Khi đó thì cơ hội để đạt được mục đích ban đầu của mình sẽ cao hơn. Nhưng nói thì nói vậy, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu và kiến thức về Toán cao cấp hiện tại của mình chưa có đủ thì sao mà thực hiện? Thế nên tôi mới dạo trên Linked In, quăng hồ sơ lên để đó. Cũng không hi vọng nhiều lắm nhưng kệ đi. Hồ sơ trên Linked In không có mục giáo viên phổ thông nên tôi phải để mục giáo dục – giảng viên đại học.

Rồi một ngày kia, đột nhiên tôi nhận được một lời mời phỏng vấn tham gia việc làm Mentor các môn Toán cao cấp của Đại học trực tuyến kiểu FUNiX, tôi rất là bất ngờ, pha lẫn chút hồi hộp. Vì không nghĩ rằng tôi lại nhận được một offer từ một trường Đại học. Nói thêm, trước đó tôi không hề biết FUNiX là “Trường Mây”, càng không biết là nó trực thuộc FPT.

Khi đọc được lời mời cộng tác đó, tôi lại e sợ, rằng không biết mình có làm được không. Nhưng rồi như lúc trước, tôi vẫn quyết định thử sức một lần xem sao.

Thế là tôi tham gia phỏng vấn, và may mắn là với chút kiến thức ít ỏi còn sót lại từ hồi học đại học, tôi đã đậu cả 2 vòng. Tại FUNiX, có 4 môn toán cao cấp là Toán rời rạc (Discrete mathematics), Đại số tuyến tính (Linear Algebra), Giải tích (Analysis) và Xác suất – thống kê (Probabilities and Statistics). Nhưng tôi chỉ chọn làm mentor 3 môn đầu, vì Xác suất – thống kê tôi không có giỏi về nó lắm (tréo ngoe chỗ đây lại là một trong những ngành mà tôi dự định apply Phd Scholarship).

Thời gian đầu làm mentor có đôi chút bỡ ngỡ, nhưng sau khi đã quen với nó rồi, tôi cảm thấy mình như là chính mình, được làm những điều mà mình cảm thấy thích thú. Được làm việc với sinh viên, những người có tính tự giác học tập cao, được ôn lại những kiến thức đã học từ thời đại học, cũng kiếm thêm một chút thu nhập (đủ để lai rai vài chầu cà phê).

Cảm giác được làm gì đó có ích nó thú vị lắm, vì đa số những phiên hỏi đáp của tôi là các bạn không biết (hoặc không hiểu) các khái niệm, định nghĩa và cách để giải quyết bài toán ấy. “Dạy những gì người học cần là phương pháp giáo dục hiệu quả” – đây là phương châm của tôi khi làm việc, và tôi thấy khi áp dụng học viên rất hài lòng. Có một số kỉ niệm vui khi làm mentor, mà trước đó cũng đã có dịp chia sẻ với FUNiX rồi.

Giờ ngẫm lại, tôi cảm thấy khá là may mắn khi có được cơ hội cộng tác với FUNiX như vậy. Và mô hình hiện tại của FUNiX tôi cảm thấy là một mô hình tân tiến trong giáo dục, có thể làm hình mẫu để các đơn vị giáo dục khác học tập thêm.

Cảm ơn FUNiX đã cho tôi cơ hội được cộng tác. Tôi mong rằng chúng ta sẽ đi cùng nhau lâu nhất có thể. Chúc FUNiX ngày càng phát triển!

 

 
 

Bình luận

My FUNiX Story #5: FUNiX – TÌNH CỜ HAY LÀ ĐỊNH MỆNH?

Sự kiện

FUNiX – Tình cờ hay là định mệnh? Tôi cũng không biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là gì. Có lẽ nhờ độc giả khi nghe xong câu chuyện “tâm sự tuổi 30” rồi cho mình một câu trả lời chính xác.

Bản thân tôi chỉ là một thanh niên rất đỗi bình thường như bao thanh niên khác, không giỏi nhưng cũng không nghĩ mình dở. Ra trường đến nay đã được 4 năm rồi, khoảng thời gian trước đó quả thực là một cái cảm giác “chênh vênh”, không biết mình làm gì, không biết mình là ai.

Bạn bè mình khi mới ra trường đều có cho mình công việc ổn định, thi đậu viên chức, còn mỗi mình lơi bơi, trầy trật. Gia đình thì lúc nào cũng muốn tôi phải an phận trong môi trường nhà nước, nhưng tôi lại “lực bất tòng tâm”.

Thế rồi tôi mới nảy ra ý định: Hay là mình tìm cách xin làm giảng viên ở một trường Đại học nào đó. Con đường ấy dù sao vẫn ít người đi hơn là làm giáo viên phổ thông, khả năng đạt được dù sao vẫn cao hơn. Khi tôi chia sẻ về ý định này, thì có người nói với tôi thế này: “Một là anh phải thật sự giỏi xuất chúng, còn không thì phải có quan hệ tốt thì mới xin được. Thằng Xỉu nó cũng từng suy nghĩ như anh, nhưng sau khi nó tìm hiểu thấy hiện tại cơ hội cho nó là không có, nên nó tính sau”.

Nghe vậy lúc đầu tôi cũng hơi chùn. Nhưng rồi mình suy nghĩ lại: Tại sao lại sợ? Cứ thử đi, thành công thì tốt, không được cũng có cho mình một cái gì đó. Làm chưa chắc thành công, nhưng không làm chắc chắn sẽ không có thành quả gì hết.

Nhớ khi xưa bạn bè tôi khuyên can đừng dạy kèm chuyên Toán Lê Quý Đôn vì quá sức, nhưng cuối cùng tôi cũng có một năm cũng gọi là thành công. Thế là tôi quyết định quay lại tu luyện các môn Toán cao cấp. Thời gian làm luận văn thạc sĩ, thầy hướng dẫn có giới thiệu tôi qua Đại học FPT, nhưng khi nộp CV đến trưởng phòng Đào tạo lúc ấy là anh Võ Thanh Tùng, thì nhận được phản hồi rằng vì tôi chưa phải là thạc sĩ, và cái chính là không có du học nước ngoài về nên khả năng nhận vào là rất thấp. Nghe xong tôi cũng khá thất vọng, buồn bã. Nhưng chỉ buồn một lúc thôi, vì tôi hiểu, một môi trường tốt, chất lượng như FPT (3 sao QS) thì yêu cầu phải tương xứng là chuyện bình thường.

Thay vì ngồi buồn, tiếc nuối thì mình nên nâng cao bản thân để phù hợp với yêu cầu của người ta. Thế nên tôi tự đặt ra mục tiêu (mà không biết có thành công hay không) là phấn đấu để xin được học bổng PhD du học. Khi đó thì cơ hội để đạt được mục đích ban đầu của mình sẽ cao hơn. Nhưng nói thì nói vậy, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu và kiến thức về Toán cao cấp hiện tại của mình chưa có đủ thì sao mà thực hiện? Thế nên tôi mới dạo trên Linked In, quăng hồ sơ lên để đó. Cũng không hi vọng nhiều lắm nhưng kệ đi. Hồ sơ trên Linked In không có mục giáo viên phổ thông nên tôi phải để mục giáo dục – giảng viên đại học.

Rồi một ngày kia, đột nhiên tôi nhận được một lời mời phỏng vấn tham gia việc làm Mentor các môn Toán cao cấp của Đại học trực tuyến kiểu FUNiX, tôi rất là bất ngờ, pha lẫn chút hồi hộp. Vì không nghĩ rằng tôi lại nhận được một offer từ một trường Đại học. Nói thêm, trước đó tôi không hề biết FUNiX là “Trường Mây”, càng không biết là nó trực thuộc FPT.

Khi đọc được lời mời cộng tác đó, tôi lại e sợ, rằng không biết mình có làm được không. Nhưng rồi như lúc trước, tôi vẫn quyết định thử sức một lần xem sao.

Thế là tôi tham gia phỏng vấn, và may mắn là với chút kiến thức ít ỏi còn sót lại từ hồi học đại học, tôi đã đậu cả 2 vòng. Tại FUNiX, có 4 môn toán cao cấp là Toán rời rạc (Discrete mathematics), Đại số tuyến tính (Linear Algebra), Giải tích (Analysis) và Xác suất – thống kê (Probabilities and Statistics). Nhưng tôi chỉ chọn làm mentor 3 môn đầu, vì Xác suất – thống kê tôi không có giỏi về nó lắm (tréo ngoe chỗ đây lại là một trong những ngành mà tôi dự định apply Phd Scholarship).

Thời gian đầu làm mentor có đôi chút bỡ ngỡ, nhưng sau khi đã quen với nó rồi, tôi cảm thấy mình như là chính mình, được làm những điều mà mình cảm thấy thích thú. Được làm việc với sinh viên, những người có tính tự giác học tập cao, được ôn lại những kiến thức đã học từ thời đại học, cũng kiếm thêm một chút thu nhập (đủ để lai rai vài chầu cà phê).

Cảm giác được làm gì đó có ích nó thú vị lắm, vì đa số những phiên hỏi đáp của tôi là các bạn không biết (hoặc không hiểu) các khái niệm, định nghĩa và cách để giải quyết bài toán ấy. “Dạy những gì người học cần là phương pháp giáo dục hiệu quả” – đây là phương châm của tôi khi làm việc, và tôi thấy khi áp dụng học viên rất hài lòng. Có một số kỉ niệm vui khi làm mentor, mà trước đó cũng đã có dịp chia sẻ với FUNiX rồi.

Giờ ngẫm lại, tôi cảm thấy khá là may mắn khi có được cơ hội cộng tác với FUNiX như vậy. Và mô hình hiện tại của FUNiX tôi cảm thấy là một mô hình tân tiến trong giáo dục, có thể làm hình mẫu để các đơn vị giáo dục khác học tập thêm.

Cảm ơn FUNiX đã cho tôi cơ hội được cộng tác. Tôi mong rằng chúng ta sẽ đi cùng nhau lâu nhất có thể. Chúc FUNiX ngày càng phát triển!

 

 
 

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!