Học viên FUNiX tìm hiểu về “Đường đến doanh nghiệp” | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Học viên FUNiX tìm hiểu về “Đường đến doanh nghiệp”

Sự kiện

Thành lập năm 2012, VMO đã trở thành một tên tuổi đáng tin cậy trong lĩnh vực outsource phần mềm, với hơn 450 dự án trải rộng ở hơn 20 quốc gia. Doanh nghiệp hiện có hơn 500 nhân sự tại 2 văn phòng Hà Nội và Tokyo. Vì đang trong giai đoạn phát triển nóng nên VMO đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, lên đến hàng trăm nhân sự trong 1-2 tháng, trong đó 10% là sinh viên mới ra trường (fresher).

Là một trong những đối tác doanh nghiệp của FUNIX, VMO không chỉ cử chuyên gia tới làm mentor cho sinh viên, mà còn là đơn vị đồng hành xây dựng các chương trình đào tạo, hợp tác tuyển dụng cùng “trường Mây”. Nhằm mang đến cho các sinh viên FUNiX cái nhìn cận cảnh hơn về con đường đến với doanh nghiệp IT, anh Lê Đức Thọ – hiện là PM tại VMO đã tham gia trò chuyện về chủ đề cùng tên. Anh Thọ hiện là một Technical Leader tại VMO, người từng tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành Gia công phần mềm.

Tại chương trình, các bạn sinh viên được làm quen, hiểu hơn về doanh nghiệp, nhu cầu và kỳ vọng tuyển dụng, có được cái nhìn sơ bộ về việc phỏng vấn tại doanh nghiệp.

Mở đầu chương trình, diễn giả chia sẻ với xTer về khách hàng đối tác của công ty, đồng thời phác họa cho các bạn hình dùng tổng quát nhất về ngành CNTT hiện nay. Anh chỉ ra với doanh thu 140 tỉ đô trong năm 2020, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng CNTT vào khoảng 26%, đóng góp khoảng 1 triệu lao động với các dịch vụ nổi bật gồm: Gia công phần mềm, thương mại đt, công nghệ tài chính.. Chuyên sâu hơn thì AI, Machine learning… Thực tế, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ, và hiện các doanh nghiệp luôn “khát” người tài.

Đừng đi phỏng vấn với tâm thế mình ở cửa dưới.

Trong khuôn khổ chương trình, anh Lê Đức Thọ đã có một màn phỏng vấn thử bằng tiếng Anh với xTer Lê Hoàng Tuấn, sinh viên chuyên ngành Cơ khí, ĐH Bách Khoa, hiện đang theo học Chứng chỉ 1 tại FUNiX. Anh nhắn nhủ với các bạn sinh viên: Khi đi phỏng vấn đừng mang tâm thế mình là người ở cửa dưới, nhớ rằng mình không đi cầu xin gì cả, công việc là sự kết hợp giữa hai bên. Trong từ “Interview” (phỏng vấn), “view” nghĩa là góc nhìn, “inter” là sự liên kết với nhau, vì vậy hãy coi đây là cơ hội để chia sẻ, học hỏi từ nhà tuyển dụng. Hãy là chính mình, cười tươi, trả lời câu hỏi dựa trên kiến thức của mình.” 

Anh cũng chia sẻ, VMO đề cao thái độ làm việc, sự chuyên nghiệp và tác phong của ứng viên ngay từ khâu phỏng vấn. Một bạn trẻ dễ dàng “ghi điểm” nhờ những kỹ năng có được từ thời sinh viên như thuyết trình, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, chuyên môn… Nhà tuyển dụng luôn cố gắng đánh giá tư duy, khả năng ứng viên từ những câu hỏi đơn giản như đề nghị ứng viên mô tả cái cốc trước mắt, chiếc điện thoại bạn đang dùng… 

“Cái nhà tuyển dụng muốn lắng nghe là kỹ năng phân tích nghiệp vụ – phân tích một đối tượng nào đó của ứng viên. Ví dụ như yêu cầu miêu tả cái cốc, chúng tôi hy vọng ứng viên có thể mở rộng tư duy, không dừng lại ở việc mô tả vẻ ngoài, xuất xứ… mà còn có thể nêu ra những điều cụ thể hơn như giá trên thị trường, vai trò trong cuộc sống, hay việc uống nước mỗi ngày giúp ích rao sao cho sức khỏe…” – anh Lê Đức Thọ bật mí. 

Hỏi & đáp với xTer

Trong phần Hỏi & đáp, trước các câu hỏi xin tư vấn để vạch ra “các cột mốc thời gian cho sự phát triển sự nghiệp” ngay từ khi chân ướt chân ráo vào ngành, anh Thọ cho rằng, cần một mục tiêu lớn, rồi chia thành các mục tiêu nhỏ và danh sách hành động cho từng mục tiêu.

“Phải rõ lộ trình, con đường mình muốn đi là gì: Làm Lập trình viên back-end, front-end… tương ứng với việc cần học gì, làm gì..” – anh Thọ nói.

Ở FUNiX, nhiều bạn sinh viên là những “tay ngang”, và diễn giả đã không ngần ngại khẳng định, “tay ngang” không phải trở ngại trong nghề. Anh lấy dẫn chứng nhiều quản lý, người thành công đều không có nền tảng về IT, mà thậm chí một nền tảng ngành nghề khác có thể là “điểm cộng” để phát triển nghề nghiệp. Bù lại, bạn cần nỗ lực, nghiêm túc theo đuổi mục tiêu.

Với câu hỏi của sinh viên FUNiX, để đi được xa, nên học kỹ một ngôn ngữ hay học nhiều ngôn ngữ, anh Thọ đưa ra lời khuyên “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. 

“Các bạn hãy xác định con đường sự nghiệp của mình, rồi tập trung vào đó. Sức lực có hạn, công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ. Nên thời gian bị san sẻ ra quá nhiều thứ thì không thể làm gì có hiệu quả” – anh nói. Anh cũng nhấn mạnh ngôn ngữ chỉ là cách để diễn đạt tư duy lập trình, chỉ cần có tư duy lập trình tốt, việc chuyển ngôn ngữ không phải là một vấn đề lớn. 

Theo anh Lê Đức Thọ, chỉ 30% nhân sự đào tạo CNTT đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Với yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng rất nhiều. Doanh nghiệp không sẵn sàng tuyển sinh viên  mới ra trường cho các ngành đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Lời khuyên của anh Lê Đức Thọ là các bạn trẻ nên tận dụng cơ hội để rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đi thực tập, làm thêm sớm để có kinh nghiệm, mở rộng kiến thức, kỹ năng… Mọi trải nghiệm của các bạn đều có giá trị, giúp các bạn dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.

Vân Nguyễn

Nếu bỏ lỡ chương trình, bạn có thể xem lại tại đây: 

 

Bình luận

Học viên FUNiX tìm hiểu về “Đường đến doanh nghiệp”

Sự kiện

Thành lập năm 2012, VMO đã trở thành một tên tuổi đáng tin cậy trong lĩnh vực outsource phần mềm, với hơn 450 dự án trải rộng ở hơn 20 quốc gia. Doanh nghiệp hiện có hơn 500 nhân sự tại 2 văn phòng Hà Nội và Tokyo. Vì đang trong giai đoạn phát triển nóng nên VMO đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, lên đến hàng trăm nhân sự trong 1-2 tháng, trong đó 10% là sinh viên mới ra trường (fresher).

Là một trong những đối tác doanh nghiệp của FUNIX, VMO không chỉ cử chuyên gia tới làm mentor cho sinh viên, mà còn là đơn vị đồng hành xây dựng các chương trình đào tạo, hợp tác tuyển dụng cùng “trường Mây”. Nhằm mang đến cho các sinh viên FUNiX cái nhìn cận cảnh hơn về con đường đến với doanh nghiệp IT, anh Lê Đức Thọ – hiện là PM tại VMO đã tham gia trò chuyện về chủ đề cùng tên. Anh Thọ hiện là một Technical Leader tại VMO, người từng tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành Gia công phần mềm.

Tại chương trình, các bạn sinh viên được làm quen, hiểu hơn về doanh nghiệp, nhu cầu và kỳ vọng tuyển dụng, có được cái nhìn sơ bộ về việc phỏng vấn tại doanh nghiệp.

Mở đầu chương trình, diễn giả chia sẻ với xTer về khách hàng đối tác của công ty, đồng thời phác họa cho các bạn hình dùng tổng quát nhất về ngành CNTT hiện nay. Anh chỉ ra với doanh thu 140 tỉ đô trong năm 2020, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng CNTT vào khoảng 26%, đóng góp khoảng 1 triệu lao động với các dịch vụ nổi bật gồm: Gia công phần mềm, thương mại đt, công nghệ tài chính.. Chuyên sâu hơn thì AI, Machine learning… Thực tế, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ, và hiện các doanh nghiệp luôn “khát” người tài.

Đừng đi phỏng vấn với tâm thế mình ở cửa dưới.

Trong khuôn khổ chương trình, anh Lê Đức Thọ đã có một màn phỏng vấn thử bằng tiếng Anh với xTer Lê Hoàng Tuấn, sinh viên chuyên ngành Cơ khí, ĐH Bách Khoa, hiện đang theo học Chứng chỉ 1 tại FUNiX. Anh nhắn nhủ với các bạn sinh viên: Khi đi phỏng vấn đừng mang tâm thế mình là người ở cửa dưới, nhớ rằng mình không đi cầu xin gì cả, công việc là sự kết hợp giữa hai bên. Trong từ “Interview” (phỏng vấn), “view” nghĩa là góc nhìn, “inter” là sự liên kết với nhau, vì vậy hãy coi đây là cơ hội để chia sẻ, học hỏi từ nhà tuyển dụng. Hãy là chính mình, cười tươi, trả lời câu hỏi dựa trên kiến thức của mình.” 

Anh cũng chia sẻ, VMO đề cao thái độ làm việc, sự chuyên nghiệp và tác phong của ứng viên ngay từ khâu phỏng vấn. Một bạn trẻ dễ dàng “ghi điểm” nhờ những kỹ năng có được từ thời sinh viên như thuyết trình, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, chuyên môn… Nhà tuyển dụng luôn cố gắng đánh giá tư duy, khả năng ứng viên từ những câu hỏi đơn giản như đề nghị ứng viên mô tả cái cốc trước mắt, chiếc điện thoại bạn đang dùng… 

“Cái nhà tuyển dụng muốn lắng nghe là kỹ năng phân tích nghiệp vụ – phân tích một đối tượng nào đó của ứng viên. Ví dụ như yêu cầu miêu tả cái cốc, chúng tôi hy vọng ứng viên có thể mở rộng tư duy, không dừng lại ở việc mô tả vẻ ngoài, xuất xứ… mà còn có thể nêu ra những điều cụ thể hơn như giá trên thị trường, vai trò trong cuộc sống, hay việc uống nước mỗi ngày giúp ích rao sao cho sức khỏe…” – anh Lê Đức Thọ bật mí. 

Hỏi & đáp với xTer

Trong phần Hỏi & đáp, trước các câu hỏi xin tư vấn để vạch ra “các cột mốc thời gian cho sự phát triển sự nghiệp” ngay từ khi chân ướt chân ráo vào ngành, anh Thọ cho rằng, cần một mục tiêu lớn, rồi chia thành các mục tiêu nhỏ và danh sách hành động cho từng mục tiêu.

“Phải rõ lộ trình, con đường mình muốn đi là gì: Làm Lập trình viên back-end, front-end… tương ứng với việc cần học gì, làm gì..” – anh Thọ nói.

Ở FUNiX, nhiều bạn sinh viên là những “tay ngang”, và diễn giả đã không ngần ngại khẳng định, “tay ngang” không phải trở ngại trong nghề. Anh lấy dẫn chứng nhiều quản lý, người thành công đều không có nền tảng về IT, mà thậm chí một nền tảng ngành nghề khác có thể là “điểm cộng” để phát triển nghề nghiệp. Bù lại, bạn cần nỗ lực, nghiêm túc theo đuổi mục tiêu.

Với câu hỏi của sinh viên FUNiX, để đi được xa, nên học kỹ một ngôn ngữ hay học nhiều ngôn ngữ, anh Thọ đưa ra lời khuyên “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. 

“Các bạn hãy xác định con đường sự nghiệp của mình, rồi tập trung vào đó. Sức lực có hạn, công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ. Nên thời gian bị san sẻ ra quá nhiều thứ thì không thể làm gì có hiệu quả” – anh nói. Anh cũng nhấn mạnh ngôn ngữ chỉ là cách để diễn đạt tư duy lập trình, chỉ cần có tư duy lập trình tốt, việc chuyển ngôn ngữ không phải là một vấn đề lớn. 

Theo anh Lê Đức Thọ, chỉ 30% nhân sự đào tạo CNTT đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Với yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng rất nhiều. Doanh nghiệp không sẵn sàng tuyển sinh viên  mới ra trường cho các ngành đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Lời khuyên của anh Lê Đức Thọ là các bạn trẻ nên tận dụng cơ hội để rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đi thực tập, làm thêm sớm để có kinh nghiệm, mở rộng kiến thức, kỹ năng… Mọi trải nghiệm của các bạn đều có giá trị, giúp các bạn dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.

Vân Nguyễn

Nếu bỏ lỡ chương trình, bạn có thể xem lại tại đây: 

 

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!