‘Kỹ năng giải quyết vấn đề là một dạng bảo bối’ | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

‘Kỹ năng giải quyết vấn đề là một dạng bảo bối’

Tin tức 11/03/2019

‘Kỹ năng nên có sẵn như túi bảo bối khi cần là chỉ việc mang ra dùng. Và kỹ năng giải quyết vấn đề là 1 dạng bảo bối cơ bản nền tảng của các loại bảo bối, nếu có nó, chúng ta có thể sáng tạo ra các loại bảo bối khác để dùng khi cần”, chị Trịnh Thị Mai – Hannah FUNiX -chủ nhiệm bộ môn Soft Skills (Kỹ năng mềm), Trường ĐH FPT chia sẻ với sinh viên FUNiX trong khuôn khổ xDay số 39 – buổi offline định kỳ ngày 10/3 tại Hà Nội.

Tại đây, hơn 30 học viên của FUNiX đã được chia sẻ về Kỹ năng Giải quyết vấn đề với 2 mô hình mang tính sáng tạo là Brainstorming (Động não) và Nominal Group technique (NGT – Kỹ thuật nhóm danh nghĩa).

“Cuộc sống luôn nảy sinh vấn đề, có những vấn đề bạn giải quyết trong 1 nốt nhạc, có vấn đề làm bạn căng thẳng hằng tuần, thậm chí không biết nên quyết định thế nào. Chúng ta cũng không thể chờ chỉ khi có vấn đề mới đi học cách giải quyết nó. Mà kỹ năng thì nên có sẵn như túi bảo bối của Doraemon, khi cần là chỉ việc mang ra dùng. Và kỹ năng giải quyết vấn đề là 1 dạng bảo bối cơ bản nền tảng của các loại bảo bối, nếu có nó, chúng ta có thể sáng tạo ra các loại bảo bối khác để dùng khi cần” – Hannah Mai chia sẻ về ý nghĩa của kỹ năng Giải quyết vấn đề trong phần mở đầu buổi xTalk.

Thông qua trò chơi nối 9 điểm có sẵn chỉ bằng 4 nét liền nhau mà không nhấc bút, nhằm đánh thức tư duy vượt giới hạn (Think outside of the box ), Hannah Mai chỉ ra rằng, trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề và chúng ta thường giới hạn tư duy trong việc tìm kiếm những giải pháp mới trong cuộc đời chúng ta như giới hạn trong 9 điểm. Nhưng tại đây, hơn 2/3 bạn đã đưa đường thẳng ra khỏi không gian, không bị giới hạn bởi những điều có sẵn.

Chị Mai nhận định, để giải quyết vấn đề, đầu tiên cần phân biệt 2 khái niệm: “Giải quyết vấn đề”và “Ra quyết định”. Giải quyết vấn đề là một quá trình phân tích một vấn đề và phát triển một kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề hoặc giảm các tác động có hại của nó cùng với việc “Ra quyết định”, tức là bỏ qua giai đoạn bình luận, phân tích về 1 vấn đề và đi thẳng đến quyết định cuối cùng.

“Khi gặp 1 vấn đề nào đấy thì việc ra quyết định luôn tự phát, bởi vì có sẵn giải pháp trong đầu, nhưng chúng ta lại bỏ qua giai đoạn xem xét vấn đề, không phân tích được nhiều, dẫn đến nhiều hệ quả. Nhiều người lại quyết định phụ thuộc vào đám đông, đôi khi không làm hài lòng với bản thân chúng ta, có người lại bỏ qua khâu giải quyết vấn đề, vì cảm xúc cá nhân quyết định lí trí, hay quyết định vấn đề bởi những người xung quanh” – chị Mai chia sẻ.

Tiếp đó, Hannah Mai hướng dẫn 2 phương pháp Brainstorming (động não) và Nominal Group Technique (NGT – Kỹ thuật nhóm danh nghĩa) thông qua Hoạt động: Mashmallow (Kẹo dẻo) cho hơn 30 sinh viên FUNiX chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 7 -8 thành viên thực hiện Mashmallow để tạo ra 1 hình dạng tự đứng được với 1 viên mashmallow được đính ở trên cùng bằng những vật liệu được cho sẵn.

Sau 18 phút làm việc nhóm thực hiện hoạt động Mashmallow theo phương pháp Brainstorming hoặc NGT, 2 nhóm Brainstorming hoàn thiện sản phẩm rất nhanh bằng việc đưa ra nhiều ý tưởng. Phương pháp này rất hữu ích, mọi người được đưa ra ý tưởng và biện luận ý tưởng nhưng việc phải duyệt nhiều ý tưởng mất nhiều thời gian. Bài học kinh nghiệm rút ra của nhóm khi thực hiện sản phẩm theo phương pháp Brainstorming, đó là mất nhiều thời gian để làm rõ đề bài, ý tưởng tốt làm trước nên mọi người bị tư duy theo, không thoát ra khỏi ý tưởng, khó sáng tạo, bị giới hạn về mặt thời gian.

Hai nhóm còn lại thực hiện theo phương pháp NGT, điểm mạnh đưa ra ý tưởng trong thời gian ngắn, và được tất cả thành viên trong nhóm cùng nhau thực hiện. Tuy nhiên, điểm yếu ở phương pháp này là việc đưa ra ý tưởng cứ tưởng tốt nhất, nhưng thật ra còn nhiều ý tưởng khác độc đáo hơn ở những thành viên còn lại.

Nhóm có sản phẩm cao nhất (36,5 cm) được hoàn thành với 1 viên mashmallow được đính ở trên cùng tự đứng được trên mặt đất đã giành chiến thắng khi áp dụng theo phương pháp NGT.

Kết thúc phần chia sẻ, chị Mai không quên nhắn gửi đến sinh viên: Giải quyết vấn đề (Problem Solving là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để việc giải quyết vấn đề trở thành kỹ năng vốn có, vận dụng để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Dù lựa chọn giải pháp nào để giải quyết vấn đề, nên có phương án dự phòng trong bất kì tình huống nào.

Thanh Nga

Phương pháp Brainstorming: Tất cả các thành viên ngồi thành hình tròn, 
chọn 1 người làm thư ký, 1 người điều hành. Người điều hành thống nhất 
các nguyên tắc làm việc nhóm & giúp cho các nguyên tắc được giữ vững. 
Thư ký ghi lại tất cả các ý kiến của thành viên. 

NGT: Mỗi thành viên chọn 1 ý tưởng của mình để chia sẻ trong nhóm. Sau 
đó dán giấy nhớ/hoặc ghi lại các ý kiến đó lên bảng. Thảo luận về từng 
ý kiến, đưa ra các luận điểm bảo vệ hoặc chống lại những ý kiến đã được 
liệt kê.

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!