‘xDay được hoạt động nhiều hơn’
- xTer FUNiX chuẩn bị kiến thức và kỹ năng trước buổi phỏng vấn
- xDay 42 HCM: Blockchain thay đổi hệ thống quản lí khách hàng thế nào?
- Giảng viên FPT Telecom hướng dẫn Kỹ năng Viết tại xDay 42
- Cựu sinh viên FUNiX bật mí bí quyết xây dựng ứng dụng AI
- 'Hoàn thành 3 chứng chỉ FUNiX đủ điều kiện làm việc ở FPT Software'
Không chỉ đơn thuần ngồi nghe diễn giả Trịnh Thị Mai – Hannah FUNiX chia sẻ về chủ đề Kỹ năng giải quyết vấn đề, hơn 30 xTer khu vực Hà Nội tham gia buổi offline lần này có cơ hội được hoạt động nhiều hơn khi cùng chia nhóm để thực hành hoạt động Mashmallow (Kẹo dẻo) theo phương pháp Brainstorming (động não) và Nominal Group Technique (NGT – Kỹ thuật nhóm danh nghĩa) trước khi áp dụng vào cuộc sống.
xDay 39 Hà Nội mở đầu với màn giới thiệu của các bạn sinh viên. Đoàn Minh Hiếu (2000) (ở giữa) – hiện đang học Chứng chỉ 5 và chị gái là Đoàn Minh Ngọc (1996) hiện đang học Chứng chỉ 1. Ngọc hiện đang học về Marketing nhưng muốn tìm hiểu thêm về CNTT nên đăng ký học FUNiX. Còn với Hiếu, học FUNiX vì sau này muốn trở thành Lập trình viên, cậu chia sẻ: “Hiện tại FUNiX là con đường dễ nhìn thấy nhất, mình có thể nhìn thấy cơ hội khi học tại FUNiX”.
Lê Vương Anh (1986) rất đam mê CNTT nên khi biết đến FUNiX qua chia sẻ của anh Nguyễn Thành Nam – Founder tại chương trình “ Cất cánh” tháng1, Vương Anh nhanh chóng đăng ký học.
Hoàng Trung Nguyên (2000) – chia sẻ: “Nếu biết FUNiX sớm hơn, mình đã đăng kí học từ khi cấp 3 để lấy bằng sớm, mình chọn học FUNiX vì cách học rất mới lạ, môi trường học rất tốt, giúp mình phát huy hết khả năng tự học, đồng thời các mentor rất nhiệt tình khi trả lời câu hỏi của mình, tuy là học online nhưng mình cũng có nhiều mối quan hệ với các xTer khác, đặc biệt là xTer Nguyễn Đình Duy đã giúp đỡ mình rất nhiều trên con đường học tại FUNiX”.
Nguyễn Minh Hoàng (1989) – đang kinh doanh siêu thị nhỏ, hiện đang học chứng chỉ 2 và muốn luân chuyển công việc sang lĩnh vực lập trình. “Học FUNiX rất phù hợp với công việc hiện tại, có thể làm rất rảnh rỗi, áp dụng được rất nhiều trong công việc kinh doanh của mình như tạo Website để đăng sản phẩm đang kinh doanh nhằm quảng bá rộng rãi hơn” là những chia sẻ của Hoàng trong buổi offline.
Đáng chú ý trong buổi xDay là xTer nhỏ tuổi Bùi Văn Chính (2007), hiện đang học lớp 6, trường THCS Phúc Xá (Hà Nội). Chính theo học FUNiX do đam mê công nghệ. Cậu bạn 12 tuổi cho biết: “Chủ yếu mình dành thời gian buổi tối để học FUNiX và muốn biết thêm kiến thức về CNTT”.
Tiếp đến là nghi thức tuyên thệ của các tân sinh viên FUNiX và khen thưởng xTers có thành tích học tập xuất sắc trong thời gian qua. Theo thống kê, trong đợt này có 24 lượt sinh viên được khen thưởng.
Trong đó, xTer Nguyễn Đình Anh xuất sắc dành giải Active xCitizen – Công dân FUNiX tích cực, và có cơ hội được “ăn trưa/ăn tối” cùng Nhà sáng lập FUNiX – Nguyễn Thành Nam, được nghe chia sẻ từ anh về việc học tập, cơ hội nghề nghiệp, đồng thời trực tiếp đóng góp những ý kiến của mình về học liệu của FUNiX, phương pháp học,… Nguyễn Đình Anh chia sẻ: “Tự học là phương pháp học hiệu quả nhất vì chúng ta tự mày mò, hiểu sâu phát huy tối đa khả năng sáng tạo, đặc biệt sự tự học lại càng được phát huy tối đa khi học ở FUNiX có các mentor là những người đi trước có kinh nghiệm giúp đỡ chúng ta”.
Sau phần giới thiệu bản thân của các xTer, phần xTalk của Hannah Trịnh Thị Mai, đồng thời là chủ nhiệm bộ môn Soft Skills (Kỹ năng mềm), trường ĐH FPT Campus Hòa Lạc giới thiệu về ý nghĩa của Kỹ năng giải quyết vấn đề thu hút sự lắng nghe của các xTer tham dự. “Về cơ bản thì cuộc sống luôn nảy sinh vấn đề, có những vấn đề bạn giải quyết trong 1 nốt nhạc, có vấn đề làm bạn căng thẳng hàng tuần, thậm chí không biết nên quyết định thế nào. Và kỹ năng giải quyết vấn đề là 1 dạng bảo bối cơ bản nền tảng của các loại bảo bối, nếu có nó, chúng ta có thể sáng tạo ra các loại bảo bối khác để dùng khi cần” – Hannah Mai chia sẻ.
Trong ảnh là xTer Hoàng Trung Nguyên đang nối 9 điểm có sẵn chỉ bằng 4 nét liền nhau mà không nhấc bút, nhằm đánh thức tư duy vượt giới hạn, Hannah Mai chỉ ra rằng, trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề và chúng ta thường giới hạn tư duy trong việc tìm kiếm những giải pháp mới trong cuộc đời chúng ta như giới hạn trong 9 điểm. Nhưng tại đây, hơn 2/3 bạn đã đưa đường thẳng ra khỏi không gian, không bị giới hạn bởi những điều có sẵn.
Tiếp đó, Hannah Mai hướng dẫn 2 phương pháp Brainstorming (động não) và Nominal Group Technique (NGT – Kỹ thuật nhóm danh nghĩa) thông qua hoạt động: Mashmallow (Kẹo dẻo) cho hơn 30 sinh viên FUNiX được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 7 – 8 thành viên thực hiện Mashmallow để tạo ra 1 hình dạng tự đứng được với 1 viên mashmallow được đính ở trên cùng bằng những vật liệu được cho sẵn.
Nhóm 1 thực hiện hoạt động theo phương pháp động não, điểm mạnh của nhóm là đưa ra nhiều ý tưởng, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều hạn chế như phải duyệt nhiều ý tưởng, sẽ có nhiều ý tưởng mất nhiều thời gian và việc chia công việc cho từng thành viên trong nhóm. Bài học cả nhóm rút ra sau hoạt động này: “Việc chọn ý tưởng tốt để thực hành nên mọi người bị tư duy theo, khó sáng tạo”. Và Hannah Mai nhận xét đây là nhóm hăng say nhất, chỉ mất 5′ trong giai đoạn tạo sản phẩm.
Nhóm hoàn thiện sản phẩm nhanh nhất trong các nhóm, đưa ra nhiều ý tưởng, vững nhất chính là nhóm 2 khi áp dụng phương pháp Brainstorming. Tất cả thành viên đều tham gia từ hoạt động bàn bạc ý tưởng và biện luận ý tưởng.
Nhóm 3 thực hiện sản phẩm Mashmallow theo phương pháp NGT: Sau khoảng thời gian bàn luận ý tưởng, mọi người tận dụng thời gian ở những phút cuối cùng cuối tạo nên 3 chân. Điểm mạnh của nhóm là cùng thực hành, phối hợp với việc nhanh tay nhanh trí. Đây cũng là nhóm dành chiến thắng với sản phẩm cao 36,5 cm.
Nhóm còn lại áp dụng phương pháp NGT, tất cả ghi ra ý tưởng trong im lặng, sau đó đưa ý tưởng thích hợp nhất để cả nhóm cùng đưa ra đánh giá. Ý tưởng của xTer Hoàng Trung Nguyên được chọn và các thành viên trong nhóm đóng góp để hoàn thiện sản phẩm được mắc dây lên tường, cao 37,5 cm nhưng lại không dành chiến thắng vì không giữ vững được trên bàn.
Kết thúc phần chia sẻ, chị Mai nhắn gửi đến sinh viên: Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để việc giải quyết vấn đề trở thành kỹ năng vốn có, vận dụng để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.
xDay khép lại khi các Hannah, xTers cùng chụp ảnh lưu niệm và buổi xBeer thân mật sau đó là cơ hội để cộng đồng xTer cùng chia sẻ về kinh nghiệm học, giao lưu nhiều hơn giữa mọi người, tạo cơ hội gắn kết một nhà.
Thanh Nga
Bình luận (0
)