FUNiX ra mắt môn Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu: Học viên sẽ học gì về User story?

FUNiX ra mắt môn Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu: Học viên sẽ học gì về User story?

Tin tức 22/11/2022

Môn học Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu bao gồm 5 phần: Sơ đồ quy trình nâng cao, Biểu đồ UML và DFD, Yêu cầu, User story và Thiết kế sản phẩm. Năm phần được phân chia thành 23 bài học và 3 dự án thực tế, giúp học viên ghi nhớ và trau dồi, áp dụng kiến thức. 

Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu là môn học mới được ra mắt vào cuối tháng 10/2022. Môn học được thiết kế bởi thạc sĩ Thái Thị Mỹ Hạnh (Thạc sĩ Hệ thống thông tin tại Học viên Công nghệ bưu chính viễn thông;  Phó phòng Phân tích nghiệp vụ, công ty Đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ Vina). 

Môn học bao gồm 5 phần: Sơ đồ quy trình nâng cao, Biểu đồ UML và DFD, Yêu cầu, User story và Thiết kế sản phẩm. Năm phần được phân chia thành 23 bài học và 3 dự án thực tế, giúp học viên ghi nhớ và trau dồi, áp dụng kiến thức. 

user story
Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu là môn học quan trọng, được FUNiX ra mắt ngày 29/10.

Mục tiêu môn học 

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • Nắm được các ký hiệu và vẽ được sơ đồ quy trình cấp độ nâng cao.
  • Vẽ được các biểu đồ: lớp, hoạt động, trạng thái, tuần tự, sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).
  • Sử dụng được các phương pháp khác nhau để khơi gợi yêu cầu.
  • Phân tích được các yêu cầu đã lấy về để xác định những gì cần phải làm.
  • Có kỹ năng viết User story.
  • Vẽ được Wireframe, Prototype bằng công cụ Figma.

Nội dung môn học

Mở đầu môn học, học viên sẽ tìm hiểu về cách lập sơ đồ quy trình với những kiến thức nâng cao. Trên nền tảng về sơ đồ quy trình cơ bản đã học từ các môn học trước, các xTer sẽ tìm hiểu các ký hiệu, khái niệm và phương pháp nâng cao để xây dựng quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất với sơ đồ trực quan, dễ hiểu. Các bạn cũng sẽ được học về về sơ đồ quy trình nâng cao, về các biểu đồ UML và sơ đồ luồng dữ liệu DFD

Phần tiếp theo, các bạn sẽ được cung cấp tổng quan về lý do tại sao việc khơi gợi yêu cầu lại quan trọng đối với dự án, thảo luận về các kỹ thuật khơi gợi khác nhau và phác thảo các bước liên quan đến việc khơi gợi yêu cầu. Khơi gợi yêu cầu là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học đối với các BA. Họ cần phải thành thạo trong việc biết những câu hỏi nào cần hỏi và cách đặt câu hỏi đó. Ngoài ra, các BA phải có khả năng giao tiếp và hợp tác với các bên liên quan chính trong tất cả các giai đoạn của quá trình khơi gợi.

User story là những câu nói ngắn gọn, gợi mở cuộc trò chuyện, giải thích nhu cầu từ quan điểm của người dùng. Trong một câu, họ bao gồm AI có nhu cầu (vai trò của họ trong công ty), nhu cầu của họ là GÌ (chức năng) và TẠI SAO họ muốn điều đó (lợi ích mà công ty sẽ cung cấp cho họ). Trong môi trường Agile, User story là phương pháp chính để biểu thị các yêu cầu và có thể được coi là phương pháp tương đương linh hoạt với các yêu cầu của các bên liên quan trong tài liệu yêu cầu truyền thống. Sau môn học này, bạn sẽ được đặt nền tảng cho kiến thức về User story để có thể xây dựng bộ User story cho dự án mình tham gia.

Phần cuối cùng, chúng ta sẽ so sánh wireframe so với mockup và prototype, chúng khác nhau như thế nào và khi nào sử dụng mỗi loại. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ Figma để tạo ra các bản thiết kế giao diện cho chính dự án của mình.

Nguồn học liệu 

Môn học Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu được trung tâm xSeries thiết kế dựa trên nguồn học liệu online (MOOC), chọn lọc những tài liệu uy tín, chính xác và được công nhận bởi nhiều hệ thống giáo dục quốc tế về CNTT. Ngoài ra, học viên hoàn toàn có thể tham khảo thêm kiến thức trên các website, youtube hoặc thậm chí là sách in. 

Minh Tiến

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại