Hơn 70 tác phẩm gửi về cuộc thi “Ứng dụng ChatGPT trong học tập”
Cuộc thi đã thu hút hơn 70 tác phẩm tham dự từ các học sinh, sinh viên đến từ đến từ 10 trường THPT và đại học trong và ngoài nước như: Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học FPT, Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Ransit University (Thái Lan),...
- Giải pháp đào tạo nhân sự doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI
- Đây là thời đại mà việc đặt câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời
- Trung tâm Công nghệ chuyên sâu xSeries ra mắt môn Xây dựng chương trình đào tạo với ChatGPT
- Tiềm năng của GPT-J trong việc cách mạng hóa công nghệ ngôn ngữ
- Trí tuệ nhân tạo ChatGPT: Công nghệ đột phá của thế kỷ 21
Table of Contents
Nhằm khuyến khích các bạn trẻ chia sẻ quan điểm về sự hữu dụng, cũng như điểm hạn chế của sản phẩm công nghệ đình đám ChatGPT, Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX đã phát động cuộc thi Ứng dụng ChatGPT trong học tập. Đây cũng là cơ hội cho các thí sinh nghiên cứu thêm cách sử dụng, đánh giá sự hữu ích của công cụ này trong học tập.
Cuộc thi thu hút đông đảo thí sinh trong nước và quốc tế
Với đề bài “ChatGPT hữu dụng hay không trong học tập?”, các thí sinh có thể trình bày bài thi dưới nhiều hình thức thể hiện như ảnh chụp, video, bài viết, slide, vẽ, hát, thơ… Các thí sinh phải minh chứng bản thân đã sử dụng công cụ này để bảo vệ cho ý kiến của mình.
Bắt đầu từ ngày 16/3, đến nay, dù kéo dài chưa đầy 1 tháng, cuộc thi đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các phương tiện báo chí, truyền thông, nhận về hàng trăm lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội.
Tính đến ngày 6/4, đã có hơn 70 tác phẩm dự thi được gửi về từ các học sinh, sinh viên đến từ đến từ 10 trường THPT và đại học trong và ngoài nước như: Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học FPT, Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Ransit University (Thái Lan),… Các tác phẩm dự thi rất đa dạng về thể loại từ video, trình chiếu powerpoint, các dòng code web. Đặc biệt, các thí sinh đều cho thấy khả năng ứng dụng ChatGPT trong quá trình học tập thực tế, từ đó đưa ra những đánh giá về thế mạnh, hạn chế của công cụ này.
Một số tác phẩm đang được đăng tải trên fanpage:
Bài dự thi của thí sinh Ren Luo – sinh viên Ransit University, Thailand.
Các hạng mục giải thưởng hấp dẫn
Chương trình có hai hạng mục giải thưởng chính: ChatGPT hữu dụng và ChatGPT không hữu dụng. Mỗi hạng mục có ba giải, gồm: giải Nhất (trị giá 5 triệu đồng), Nhì (trị giá 3 triệu đồng), Ba (trị giá 2 triệu đồng).
Hội đồng giám khảo sẽ quyết định người thắng cuộc dựa trên tiêu chí nội dung có thể hiện sự hữu dụng hoặc không hữu dụng của chatbot nàytrong việc học tập hay không; cách truyền tải và hình thức trình bày.
Mỗi hạng mục có một giải Khán giả bình chọn dành cho bài dự thi có nhiều lượt tương tác nhất trên fanpage của FUNiX. Bên cạnh đó, ban tổ chức trao một số giải thưởng khác như Người nộp nhiều sản phẩm nhất, Bài dự thi có hình thức trình bày ấn tượng nhất, Bài dự thi sử dụng ChatGPT trong học tập ở lĩnh vực công nghệ thông tin, nghệ thuật, kinh tế, giáo dục… ấn tượng nhất. Mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.
Kết quả chính thức sẽ sớm được công bố sau khi BTC kiểm định các tác phẩm và gửi đến BGK để chấm điểm. Tất cả các bài thi đều được công bố tại trang Fanpage: FUNiX – Học lập trình trực tuyến
Minh Tiến
Bình luận (0
)