Kỹ sư công nghệ, cựu học viên FUNiX dịch sách “Em học Python” từ động lực dạy con

Kỹ sư công nghệ, cựu học viên FUNiX dịch sách “Em học Python” từ động lực dạy con

Chân dung xTer 31/12/2021

Lúng túng khi chọn mua sách dạy lập trình cho con trai 10 tuổi, anh Phan Chương - một Kỹ sư công nghệ đang làm việc tại Mỹ đã quyết định dịch cuốn sách Em học Python, đem tới tài liệu tham khảo giá trị cho trẻ em Việt Nam đang muốn học lập trình.

Cuốn sách Em học Python được chuyển ngữ từ cuốn Python for Kids của tác giả Jason R. Briggs. Đây là cuốn sách Best Seller trên Amazon, thuộc danh mục Tủ sách dạy lập trình cho trẻ em và đã được dịch ra tổng cộng 12 thứ tiếng.

Cơ duyên với cuốn sách lập trình cho trẻ em Best Seller

Làm việc trong ngành Công nghệ thông tin, anh Chương quan tâm đến việc định hướng, dạy lập trình cho con trai từ nhỏ. Năm 2020, khi bé 10 tuổi, anh quyết định giới thiệu về Lập trình Python cho con.

Anh quan niệm, mỗi ngôn ngữ lập trình – cũng như tất cả các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp – đều có những cú pháp, cấu trúc, ngữ pháp rất riêng. Và cũng như ngoại ngữ, khó hay dễ là tuỳ cảm nhận và cách tiếp cận của mỗi người. Ngôn ngữ lập trình Python ngay từ đầu được thiết kế theo hướng “thân thiện với ngôn ngữ của con người”, nên ngữ pháp (hay nói đúng hơn là cú pháp) của Python được tối giản hết sức, khác với một số ngôn ngữ lập trình khác như C++ hay Java. Chính vì thế, nó dễ đọc, dễ đọc và dễ hiểu, kể cả đối trẻ em. Không những thế, Python hiện đang là ngôn ngữ lập trình hàng đầu do sự lớn mạnh của các hệ thống máy học và trí tuệ nhân tạo.

Anh Chương cho biết, sách dạy lập trình tiếng Anh nhiều vô số, nhưng sách tham khảo để các bạn nhỏ có thể tự đọc hiểu, tự học và tự mày mò vọc vạch thì khá là hiếm có khó tìm.

Dịch giả Phan Chương hiện là Kỹ sư máy tính chuyên về xử lý dữ liệu lớn tại T-Mobile (Mỹ). Anh đồng thời là một ông bố hai con, và là “một ông chồng nghiện việc”

“Lúc mình đọc “Python for Kids”, từng câu từng chữ đi vào đầu cứ trôi chảy như ăn cơm uống nước. Từ bìa sách cho đến từng trang sách bên trong đều thống nhất một tinh thần dạy lập trình nhưng lại dưới góc nhìn và lối suy nghĩ gần gũi với trẻ em hơn bao giờ hết. Trong một khoảnh khắc, mình muốn dịch cuốn sách này ra tiếng Việt để có thể cùng chia sẻ cho các độc giả và các bạn nhỏ có cùng hứng thú và đam mê. Vậy là  cuốn sách Em học Python ra đời.”

Lập trình là một kỹ năng cần thiết cho trẻ

Mất 8 tháng để dịch và chính thức xuất bản sách, chàng Kỹ sư dữ liệu lớn đang làm việc tại T-Mobile (nhà mạng lớn thứ ba nước Mỹ) cho biết, những thành quả ban đầu từ cuốn sách dịch khiến anh bất ngờ.

“Sách gốc dày khoảng 350 trang, còn cuốn sách Em học Python do mình dịch được chia làm 2 tập sách mỏng và dễ đọc hơn. Mình không lấy tiền nhuận bút để sách được giảm giá chút ít, có thể đến tay nhiều độc giả hơn. Hiện tại, 1000 ấn bản tập 1 (Lập trình căn bản) đã đến tay độc giả, còn tập 2 (Ứng dụng lập trình vào viết game) đang được tiến hành in.” Anh nhận về hàng trăm lời cảm ơn của các bậc phụ huynh, các em nhỏ đã biết đến và đọc sách. 

sách "Em học Python"
Một độc giả nhí say sưa thực hành trên máy tính cùng những kiến thức trong sách Em học Python

Độc giả Bảo An nhắn gửi: “Sự cố gắng của bạn thật đáng trân trọng và khích lệ. Ngành CNTT nước nhà rất cần những bạn trẻ có tâm huyết dịch sách như bạn. Mong rằng bạn sẽ có nhiều tác phẩm hơn nữa trong tương lai. Mình sẽ mua quyển sách này cho con của mình”. Còn độc giả Trung Tín, một lập trình viên đang làm việc tại FPT Software chia sẻ: “Python là ngôn ngữ em đang kiếm cơm và cực kỳ yêu thích. Cảm ơn anh đã cho ra đời cuốn sách này ạ. Rất mong có thể đồng hành cùng anh trong những dự án dịch thuật sách Python sắp tới”.

Phụ huynh gửi phản hồi là những sản phẩm thực hành vượt mong đợi của dịch giả

“Nhiều phụ huynh gửi phản hồi khi con em mình hứng thú với hình minh họa, cách dẫn dắt mà cuốn sách mang lại. Do sách mang tính thực hành cao, một vài bạn nhỏ còn làm vượt ra cả những gì sách hướng dẫn, hơn cả mong đợi của mình” – anh Phan Chương nói thêm

Là một dịch giả trẻ, đồng thời lại lựa chọn dòng sách lập trình – vốn còn mới mẻ ở Việt Nam, anh Chương gặp khó khi nhiều đơn vị e dè trong việc nhận đỡ đầu cho cuốn sách bởi vấp phải bài toán kinh doanh. Được anh Nguyễn Thành Nam – người sáng lập ra FUNiX kêu gọi các đơn vị xuất bản, phát hành sách, anh Chương đã tìm được đối tác phát hành sách phù hợp,  là công ty Cổ phần giáo dục Sputnik. Bên cạnh đó, Giám đốc FUNiX – chị Lê Minh Đức đã lên tiếng hỗ trợ tài chính cho cuốn sách, là cú hích cuối cùng giúp sách được xuất bản và đến tay độc giả.

Nhận mình là người cầu toàn trong công việc, bao gồm cả dịch sách, anh Phan Chương cho hay mình đã tự tay làm bìa sách để đúng với ý tưởng, mẫu mã của sách gốc. Bên cạnh đó, anh đang tích cực xây dựng website, làm một loạt video đọc sách và hướng dẫn các bạn nhỏ làm theo sách trên Youtube. Bởi theo anh, việc nghe và làm theo video phần nào cũng giúp người đọc học lập trình dễ dàng hơn. 

Ở góc độ một lập trình viên chuyên nghiệp, một người cha, anh Phan Chương nhận định “Học lập trình” thực ra không khó. 

“Học lập trình về bản chất là học cách tư duy logic. Mà để học tư duy logic thì không nhất thiết là phải biết đọc biết viết. Dưới góc độ này, trẻ em từ 4-5 tuổi đã có thể “học lập trình” một cách hết sức tự nhiên nhờ các bài toán logic bằng hình ảnh và lời nói. Một khi đã quen với cách tư duy “theo kiểu máy tính” này, các em khi lớn hơn, biết đọc biết viết biết sử dụng máy tính, sẽ có thể gõ ra các câu lệnh thông qua các ngôn ngữ lập trình (như Python) và lập trình từ rất sớm.”

Anh phản đối tư duy “học lập trình là để làm lập trình viên”, điều này rất sai lầm và khiến nhiều phụ huynh e ngại hướng con học lập trình: “Học lập trình là học cách tư duy. Học lập trình là học một kỹ năng sống” – dịch giả khẳng định.

Đặt mua sách tại đây: https://bit.ly/mua-sach-em-hoc-python

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!