34 lệnh cơ bản của Linux mà mọi người dùng nên biết (phần 2) | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

34 lệnh cơ bản của Linux mà mọi người dùng nên biết (phần 2)

Chia sẻ kiến thức 03/04/2022

Việc học và biết cách sử dụng các lệnh cơ bản của Linux giúp người dùng thực thi các task một cách dễ dàng và hiệu quả. Cùng FUNiX tìm hiểu phần tiếp theo của 34 lệnh cơ bản của Linux mà mọi người dùng nên biết trong bài viết dưới đây.

>> Environment Variables trong Linux là gì- Tổng hợp những điều bạn cần biết

>> Top 10 IDE lập trình C# cho Windows, Linux, Mac (2021)

21. Lệnh chmod

Chmod là một lệnh cơ bản của Linux được sử dụng để thay đổi quyền đọc, ghi và thực thi các file và thư mục. Lệnh này được đánh giá là khác phức tạp.

22. Lệnh chown

Trong Linux, tất cả các file đều thuộc sở hữu của một người dùng cụ thể. Lệnh chown cho phép bạn thay đổi hoặc chuyển quyền sở hữu file sang tên người dùng đã được chỉ định. Ví dụ: lệnh chown linuxuser2 file.ext sẽ đặt linuxuser2 làm chủ sở hữu của file.ext .

23. Lệnh jobs

Lệnh jobs sẽ hiển thị tất cả các job hiện tại cùng với trạng thái của chúng. Một job là một quá trình được bắt đầu bằng shell.

24. Lệnh kill

Nếu bạn có một chương trình không phản hồi (unresponsive), bạn có thể kết thúc chương trình đó theo cách thủ công bằng cách sử dụng lệnh kill. Đây là dòng lệnh cơ bản của Linux giúp gửi một tín hiệu nhất định đến ứng dụng hoạt động sai và hướng dẫn ứng dụng đó tự kết thúc.

Có tổng cộng 64 tín hiệu, nhưng mọi người thường chỉ sử dụng hai tín hiệu:

  • SIGTERM (15) – yêu cầu một chương trình ngừng chạy và cho nó một khoảng thời gian để lưu lại tất cả tiến trình. Khi nhập lệnh kill, nếu bạn không chỉ định tín hiệu thì tín hiệu này sẽ được sử dụng.
  • SIGKILL (9) – buộc các chương trình phải dừng ngay lập tức. Tiến trình chưa được lưu sẽ bị mất.

Bên cạnh việc biết các tín hiệu, bạn cũng cần biết số nhận dạng quy trình (Process Identification – PID) của chương trình mình muốn kết thúc. Nếu không biết PID, chỉ cần chạy lệnh ps ux .

Sau khi xác định được tín hiệu mình muốn sử dụng và PID của chương trình, hãy nhập cú pháp sau:

kill [signal option] PID.

25. Lệnh ping

Sử dụng lệnh ping để kiểm tra trạng thái kết nối đến server. Ví dụ: chỉ cần nhập ping google.com, lệnh này sẽ kiểm tra xem bạn có thể kết nối với Google hay không và đo thời gian phản hồi.

26. Lệnh wget 

Đây là dòng lệnh cơ bản của Linux cực kỳ hữu ích – chúng ta có thể download các file từ internet với sự trợ giúp của lệnh wget. Chỉ cần gõ wget và theo sau là liên kết download

27. Lệnh uname

Lệnh uname – viết tắt của Unix Name, sẽ in thông tin chi tiết về hệ thống Linux của bạn như tên máy, hệ điều hành, kernel,…

28. Lệnh top

Lệnh top là một terminal tương đương với Task Manager trong Windows, nó sẽ hiển thị danh sách các tiến trình đang chạy và lượng CPU mà mỗi tiến trình sử dụng. Lệnh này rất hữu ích để theo dõi việc sử dụng resource hệ thống, đặc biệt là người dùng sẽ biết quá trình nào cần được kết thúc vì tiêu tốn quá nhiều resources.

29. Lệnh history

Khi đã sử dụng các lệnh cơ bản của Linux trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ nhận thấy rằng mình có thể chạy hàng trăm lệnh mỗi ngày. Do đó, việc chạy lệnh history sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn xem lại các lệnh đã chạy trước đó.

30. Lệnh man

Lệnh man giúp chúng ta có thể dễ dàng học cách sử dụng các lệnh ngay từ shell của Linux. Nhờ vậy chúng ta không cần lo lắng sẽ bị nhầm lẫn về chức năng của các lệnh Linux nữa. 

Ví dụ, nhập man tail sẽ hiển thị hướng dẫn sử dụng lệnh tail.

31. Lệnh echo

Lệnh echo được sử dụng để di chuyển một số dữ liệu vào một file.

Ví dụ: Nếu bạn muốn thêm văn bản “Hello, my name is John” vào một file có tên là name.txt, bạn sẽ nhập echo Hello, my name is John >> name.txt

32. Lệnh zip, unzip

Sử dụng lệnh zip để nén nhiều file của thành một kho lưu trữ zip, sử dụng lệnh unzip để giải nén các file đã nén từ một kho lưu trữ zip.

33. Lệnh hostname

Nếu bạn muốn biết tên host/network của mình, chỉ cần nhập hostname. Thêm -i vào cuối sẽ hiển thị địa chỉ IP của mạng.

34. Lệnh useradd, userdel

Linux là một hệ thống nhiều người dùng, có nghĩa là nhiều người có thể tương tác với cùng một hệ thống trong cùng một lúc. Useradd là dòng lệnh cơ bản của Linux được sử dụng để tạo người dùng mới, và dùng lệnh passwd là để thêm mật khẩu cho tài khoản của người dùng đó. Ví dụ: Để thêm một người mới có tên John, hãy nhập useradd John và sau đó để thêm loại mật khẩu cho John, nhập passwd 123456789.

Để xóa người dùng cũng tương tự như thêm người dùng mới, và chúng ta sẽ nhập lệnh: userdel UserName

Một số mẹo và thủ thuật 

  • Sử dụng lệnh clear để dọn dẹp terminal nếu như nó đang bị lộn xộn với quá nhiều lệnh đã sử dụng trước đây.
  • Hãy thử nút TAB để tự động điền những gì bạn đang nhập. Ví dụ: nếu bạn cần nhập Documents, hãy nhập một lệnh này đó như cd Docu, sau đó nhấn phím TAB, terminal sẽ điền vào phần còn lại và hiển thị là cd Documents.
  • Ctrl + C và Ctrl + Z được sử dụng để dừng bất kỳ lệnh nào đang hoạt động hiện tại. Ctrl + C sẽ dừng và kết thúc lệnh, còn Ctrl + Z sẽ chỉ tạm dừng lệnh.
  • Nếu bạn vô tình sử dụng Ctrl + S làm đóng băng terminal của mình, chỉ cần hoàn tác bằng cách dùng Ctrl + Q.
  • Ctrl + A di chuyển bạn đến đầu dòng, và Ctrl + E di chuyển bạn đến cuối dòng.
  • Bạn có thể chạy nhiều lệnh trong một lệnh duy nhất bằng cách sử dụng dấu “ ; ” để tách chúng ra. Ví dụ Command1; Command2; Command3. Hoặc nếu bạn muốn lệnh tiếp theo chỉ chạy khi lệnh đầu tiên đã thành công, sử dụng &&.

Kết luận

Các lệnh cơ bản của Linux giúp người dùng thực thi các task một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn có thể nhớ và thành thạo các lệnh cơ bản này.

Chúc bạn may mắn và thành công.

Nguồn tham khảo : https://www.hostinger.com/tutorials/linux-commands

Phạm Thị Thanh Ngọc (theo Hostinger)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!