Cách kết nối với Wi-Fi thông qua terminal Linux với lệnh Nmcli | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Cách kết nối với Wi-Fi thông qua terminal Linux với lệnh Nmcli

Chia sẻ kiến thức 04/03/2022

Bạn muốn kết nối với mạng Wi-Fi thông qua giao diện dòng lệnh Linux? Đây là những gì bạn cần biết về lệnh nmcli.

Bạn muốn kết nối với mạng Wi-Fi thông qua giao diện dòng lệnh Linux? Đây là những gì bạn cần biết về lệnh nmcli.

Bạn cần kết nối internet trên thiết bị Linux nhưng lại không có cổng ethernet hoặc quyền truy cập vào phần mềm mạng đồ họa (graphical networking)? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách kết nối với Wi-Fi trong terminal Linux bằng công cụ dòng lệnh nmcli.

1. Nmcli là gì?

Nmcli là giao diện dòng lệnh cho NetworkManager, một ứng dụng Linux phổ biến để tìm và cấu hình các kết nối internet. Nhiều bản phân phối có một applet đồ họa để sử dụng NetworkManager trong môi trường desktop, nhưng bạn có thể không truy cập được vào desktop nếu bạn đang sử dụng máy chủ Linux.

*applet: một ứng dụng nhỏ được thiết kế để chạy trong một ứng dụng khác

Một số phương pháp kết nối với Wi-Fi thông qua terminal khá phức tạp, liên quan đến các tệp cấu hình và khóa PSK của bạn.

Với nmcli thì không như vậy. Giả sử bạn có một bộ định tuyến hiện đại, tất cả những gì bạn cần biết là SSID của mạng (tên mạng bạn muốn kết nối) và mật khẩu mạng, nếu có.

>>> Đọc ngay: 6 yếu tố cần xem xét khi lựa chọn một bản phân phối Linux

2. Bước 1: Bật thiết bị Wi-Fi 

Thẻ Wi-Fi trên PC Linux của bạn không thể kết nối với Internet trừ khi nó được bật. Để xem trạng thái của tất cả các giao diện mạng của bạn, hãy sử dụng lệnh sau:

nmcli dev status

Bạn sẽ nhận được danh sách các thiết bị mạng của mình cùng với loại, trạng thái và thông tin kết nối mạng của chúng.

Nếu bạn không chắc liệu thiết bị Wi-Fi của mình đã được bật hay chưa, bạn có thể kiểm tra bằng lệnh sau:

nmcli radio wifi

Nếu đầu ra cho thấy Wi-Fi disabled (bị tắt), bạn có thể bật Wi-Fi bằng lệnh sau:

nmcli radio wifi on

3. Bước 2: Xác định điểm truy cập Wi-Fi

Nếu bạn không biết tên của điểm truy cập Wi-Fi của mình, hay còn gọi là SSID, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách quét các mạng Wi-Fi lân cận.

nmcli dev wifi list

Lưu ý tên được liệt kê dưới SSID cho mạng bạn muốn kết nối. Bạn sẽ cần nó cho bước tiếp theo.

>>> Đọc ngay: Cách cài đặt Microsoft Office trên Linux

4. Bước 3: Kết nối với Wi-Fi

Với Wi-Fi được bật và SSID của bạn đã được xác định, bây giờ bạn đã sẵn sàng kết nối. Bạn có thể thiết lập kết nối bằng lệnh sau:

sudo nmcli dev wifi connect network-ssid

Thay thế network-ssid  bằng tên mạng của bạn. Nếu bạn có bảo mật WEP hoặc WPA trên WI-Fi của mình, bạn cũng có thể gõ mật khẩu mạng trong lệnh.

sudo nmcli dev wifi connect network-ssid password "network-password"

Ngoài ra, nếu bạn không muốn viết mật khẩu của mình trên màn hình, bạn có thể sử dụng tùy chọn –ask.

sudo nmcli --ask dev wifi connect network-ssid

Bây giờ hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu mạng của mình mà không hiển thị mật khẩu đó.

Bây giờ thiết bị của bạn sẽ được kết nối với internet. Kiểm tra nó bằng lệnh sau: 

ping google.com

NetworkManager sẽ lưu kết nối và tự động kết nối khi khởi động lại, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc nhập lại lệnh mỗi khi khởi động máy Linux của mình.

>>> Đọc ngay: Cách bắt đầu sử dụng Linux

5. Quản lý kết nối mạng với nmcli

Bạn có thể xem tất cả các kết nối đã lưu bằng cách ra lệnh sau:

nmcli con show

Nếu bạn đang kết nối với một mạng, nhưng bạn muốn sử dụng một kết nối khác, bạn có thể ngắt kết nối bằng cách chuyển kết nối thành down. Bạn sẽ cần chỉ định SSID hoặc nếu bạn có nhiều kết nối với cùng một SSID, hãy sử dụng UUID.

nmcli con down ssid/uuid

Để kết nối với một kết nối đã lưu khác, chỉ cần chuyển tùy chọn up trong lệnh nmcli. Đảm bảo rằng bạn chỉ định SSID hoặc UUID của mạng mới mà bạn muốn kết nối.

nmcli con up ssid/uuid

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/connect-to-wifi-with-nmcli/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm nhiều hơn bài viết tại đây:

Cách tạo ảnh Mosaic trên Linux với Polyfoto

Cách ghi chú trong Terminal Linux với ứng dụng ghi chú tnote

Cách sử dụng lệnh wc trong Linux

Hướng dẫn cách sử dụng lsof để theo dõi file đang mở trên Linux

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!