Chuyện “học suốt đời” của nhân viên Airbnb gia nhập công ty công nghệ ở tuổi 52 | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Chuyện “học suốt đời” của nhân viên Airbnb gia nhập công ty công nghệ ở tuổi 52

Chia sẻ kiến thức 05/06/2017

Vũ Phong (dịch từ Harvard Business Review)

Bài gốc tại đây

110-chip-conleyChip Conley – tác giả Bài viết là cố vấn chiến lược của Ban thu hút khách hàng và lãnh đạo của Airbnb và là giám đốc chiến lược của Everfest. Trước đây, Conley đã thành lập Joe de Vivre Hospitality ở tuổi 26, biến nó thành thương hiêu khách sạn nhỏ lớn thứ hai trên thế giới và làm CEO của nó trong 24 năm. Ông là người viết cuốn Đỉnh Cao và Công Thức Cảm Xúc.

Bài viết viết về  việc tự học hỏi suốt đời và của chính ông, và câu chuyện khi ông vào làm việc tại Airbnb năm 52 tuổi.

Càng ngày càng có nhiều người cảm thấy mình như một  hộp sữa giấy, với hạn sử dụng được in lên trên vầng trán nhăn nheo của mình. Một nghịch lý của thời đại chúng ta là thế hệ ngày xưa dù tận hưởng sức khỏe tốt hơn bao giờ hết, vẫn tiếp tục trẻ khỏe và làm việc tốt, lại cảm thấy lạc lõng. Họ lo lắng, một cách hợp lý thôi, rằng các ông chủ hoặc nhà tuyển dụng tiềm năng coi thấy tuổi tác của họ như một gánh nặng hơn là một tài sản có giá trị. Nhất là trong ngành công nghệ.

Vậy mà những người lao động “ở một độ tuổi nào đó” lại cảm thấy không giống như hộp sữa giấy, mà lại giống như một chai rượu ngon – nhất là bây giờ, trong thời đại kỹ thuật số. Ngành công nghệ đã nổi danh vì các văn hóa doanh nghiệp gây hại sự sáng tạo, cũng như khiến cho các nhà tuyển dụng đau đầu vì những CEO mặc áo trùm đầu (Những CEO còn rất trẻ -PV) có thể cần tới một chút kiến thức uyên bác và thông thái chỉ có thể có được nhờ tuổi tác.

Tôi mở một công ty khách sạn thời trang nhỏ khi tôi 26 tuổi, và sau 24 năm làm CEO, tôi bán nó với giá không thể rẻ hơn trong thời kỳ Đại Suy Thoái, mà không biết phải làm gì tiếp. Đó là lúc mà Airbnb đến mời gọi. Vào đầu năm 2013, CEO cũng như nhà sáng lập Brian Chesky đến gặp tôi sau khi đọc cuốn sách do tôi viết có tựa đề là “Đỉnh Cao: Vì sao các công ty vĩ đại có sức hút từ Maslow”.

apr17-18-joshua-ness-109299-850x478
“Một người già chết đi cũng giống như một cái thư viện bị đốt cháy vậy.”. Trong thời đại số, thư viện – và người già – không còn được quan tâm như ngày xưa nữa. Nhưng sự thông thái thì không bao giờ già đi cả.(Ảnh Joshua Ness)

Ông và hai nhà sáng lập trẻ muốn tôi giúp biến Start-up công nghệ của họ thành một cái tên khổng lồ trên trường quốc tế, bằng cách trở thành Trưởng ban thu hút khách hàng và chiến lược toàn cầu. Nghe cũng tốt đấy. Nhưng tôi lúc đó là một lão quản lý khách sạn lạc hậu và chưa bao giờ dùng Airbnb. Tôi thậm chí còn không có cả Uber trong điện thoại của mình. Tôi đã 52 tuổi, chưa từng làm việc cho một công ty công nghệ, chưa bao giờ lập trình, tôi gấp đôi tuổi trung bình của nhân viên Airbnb, và, sau khi đã dành 2 thập kỷ điều hành công ty của riêng mình, giờ chả nhẽ tôi lại phải báo cáo với một tay trẻ măng kém mình 21 tuổi. Tôi đã cảm thấy hơi e ngại, nhưng cuối cùng cũng nhận lời.

Trong ngày đầu tiên tôi nhận được một câu hỏi rất triết lý của ngành công nghệ trong một cuộc họp và chẳng biết phải trả lời thế nào : “Nếu bạn “ship” một tính năng mới đến khách hàng mà không ai thèm sử dụng nó, thì liệu nó có được chuyển tới nơi không?”. Lạc lõng, tôi nhận ra tôi chẳng hiểu nổi “ship” ở đây nghĩ là gì. Brian muốn tôi làm thầy anh ta, nhưng tôi cảm thấy mình chỉ như một cậu sinh viên thực tập.

Tôi nhận ra mình phải tìm cách để trở thành cả hai.

Đầu tiên, tôi học được rằng phải quên đi một cách chiến lược phần nào những gì mình đã làm được trong quá khứ. Công ty không cần 2 CEO, hay tôi thúc cái sự thông thái của mình vào mặt người cấp trên của mình. Hơn gì hết, tôi lắng nghe và nhìn nhận một cách chủ động, với ít sự tự cao cũng như phán xét nhất có thể. Tôi nhìn nhận mình như một nhà nhân chủng học về văn hóa, cảm thấy rất quan tâm và thích thú với môi trường mới này. Một phần của công việc của tôi là quan sát. Tôi thường rời một cuộc họp và hỏi nhỏ một trong các lãnh đạo của mình, người có thể trẻ hơn tôi hai mươi tuổi, rằng nếu họ có thể mở lòng hơn một chút khi nhận những phản hồi cá nhân hoặc đọc được cảm xúc của mọi người trong phòng họp, hoặc có thể khích lệ một anh kỹ sư nào đó hiệu quả hơn.

Điều đó khiến tôi học được thứ quan trọng thứ hai, có thể được mô tả như một điều khoản giao dịch online: “Tôi sẽ trao đổi thông tin cảm xúc để lấy thông tin số của bạn”. Rất nhiều người trẻ có thể hiểu iphone của họ tốt hơn là khuôn mặt của người ngồi cạnh họ. Tôi không nói rằng người trẻ không hiểu cảm xúc. Thế giới số của ta đầy những emojis, và từ “emo” thậm chí còn không có trong thời tôi còn đi học. Nhưng emojis không tạo ra được mối quan hệ cá nhân giữa người với người, mặt đối mặt. Tôi bị bao vây bở những người rất thích công nghệ, nhưng có lẽ không biết rằng việc thích cảm xúc sẽ giúp họ phát triển lên thành những nhà lãnh đạo vĩ đại. Tôi nhận ra rằng ta kỳ vọng những nhà lãnh đạo trẻ thời kỹ thuật số học được sự thông thái của các mối quan hệ bằng một cách thần kỳ nào đó, mà không cần đào tạo nhiều, thì những người già như chúng ta cần phải học gấp đôi họ. Qua thời gian, tôi nhận ra rằng công khai trở thành một anh thực tập sinh và bí mật làm một người thầy là tối quan trọng, vì không ai muốn bị chỉ trích trong một cuộc họp bởi một người nào đó đáng tuổi bố của họ.

Tôi cũng nhận ra rằng chiến lược tốt nhất là biến sự bỡ ngỡ của mình thành sự tò mò, và cho nó hoạt động hết khả năng. Tôi đã hỏi rất nhiều câu hỏi “tại sao” và “nếu như”, bỏ đi những câu hỏi kiểu như “cái gì” hoặc “như thế nào”, điều mà phần lớn các lãnh đạo già chú tâm đến. Tôi cũng chẳng biết làm gì hơn. Làm việc cho một công ty công nghệ là quá mới mẻ với lão già này. Với cái đầu như một kẻ tập sư của tôi, tôi đã nhìn thấy được rất nhiều điểm mù dễ dàng hơn, vì không bị suy nghĩ của một chuyên gia lấn át. Ta nghĩ rằng “tại sao” và “nếu như” như một câu hỏi của trẻ con vậy, nhưng điều đó không nhất thiết đúng. Trên thực tế, kinh nghiệm của tôi chỉ ra rằng sẽ dễ dàng hơn cho người lớn tuổi thừa nhận rằng họ không biết nhiều. Một cách nghịch lý là, sự tò mò lại khiến chúng ta cảm thấy trẻ lại. Nhà học thuyết quản lý Peter Drucker là một người tò mò nổi tiếng. Ông sống tới 95 tuổi, và một trong những cách để ông sống thoải mái chính là đâm đầu vào những vấn đề mới mà ông cảm thấy thích thú, từ cắm hoa Nhật Bản đến kế sách chiến tranh thời trung cổ.

Mặc dù một vài người có tuổi trong thế giới công nghệ cảm thấy họ cần phải giấu tuổi của mình, tôi nghĩ rằng làm thế là tuột mất cơ hội. Mở lòng đã giúp tôi thành công trong công nghệ; Tôi đã dành cả đời tò mò về con người và các thứ khác, điều mà tôi cho rằng giời tôi đã hiểu rất rõ. Tôi không chắc có ai ở Airbnb được nói chuyện với nhiều loại nhân viên đa dạng hơn mình nữa. Tôi luôn cố gắng trả lời có một cách hăng hái nhất khi được mời nói chuyện. Và tôi rất biết ơn về điều đó. Vì nếu tôi điều hành tất cả các cuộc hội thoại trong nhiều phòng ban khác nhau, tôi có thể nhìn thấy một mạng lưới dày đặc các mối quan hệ cũng như kiến thức. Điều này giúp tôi hoàn thành vai trò cố vấn chiến lược tốt hơn cho các nhà sáng lập, vì tôi cảm nhận được nhịp đập của công ty và các nhóm bên trong nó.

Người già và người trẻ đều có rất nhiều thứ có thể đóng góp, học hỏi từ nhau. Ta có thể trờ thành “một nhà hiền triết hiện đại”, người vừa phục vụ vừa học hỏi, vừa là thày vừa là trò, và có tố chất của cả kẻ đi học lẫn nhà hiền triết. Cơ hội để học liên-thế hệ đặc biệt quan trọng với người già, vì chúng ta có nhiều khả năng sống thọ hơn cha mẹ chúng ta 10 năm, mà sức mạnh khoa học kỹ thuật số lại còn trẻ hóa tới 10 năm nữa. Điều này khiến người gia có thể phải chịu tới 20 năm cảm thấy lạc lõng và lạc hậu. Số lượng người lao động tuoir 65 trở lên năm ngoái cao hơn 125% so với năm 2000 đã tạo ra một bi kịch về nhân lực của cả nước (ý là nước Mỹ).

Sự thông thái là khả năng nhận ra những khuôn mẫu. Và nếu bạn càng già, bạn càng thấy được nhiều khuôn mẫu khác nhau. Có một câu nói mà tôi rất thích: “Một người già chết đi cũng giống như một cái thư viện bị đốt cháy vậy.”. Trong thời đại số, thư viện – và người già – không còn được quan tâm như ngày xưa nữa. Nhưng sự thông thái thì không bao giờ già đi cả.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!