Không bắt đầu bằng “Hello World”

Không bắt đầu bằng “Hello World”

Chia sẻ kiến thức 22/09/2021

Chương trình đầu tiên mà chúng ta viết khi bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình mới hầu như luôn là “Hello World”, hiển thị lên màn hình một câu chào, có lẽ là với tâm trạng vui vẻ.

Hình 1.1: Một chương trình “Hello World” trong CodeBlock, đã được cài đặt sẵn.

>> Giới thiệu chuỗi bài viết về Chuyển đổi số và Phân tích nghiệp vụ

Những người thiết kế các trình dịch bây giờ còn chu đáo đến mức cài đặt sẵn “Hello World” khi một New Project được tạo.

Nhưng cách đây chừng 70 năm, máy tính và ngôn ngữ lập trình không chào đời, “chào thế giới” với tâm trạng vui vẻ như thế, chúng được tạo ra để giải quyết những vấn đề thực tiễn và chẳng vui gì hết.

Đó là những vấn đề gì?

Hình 1.2: Máy tính điện tử có thể lập trình đầu tiên ENIAC.
Hình 1.2: Máy tính điện tử có thể lập trình đầu tiên ENIAC.

Chiếc máy tính đầu tiên có thể lập trình là ENIAC được quân đội Mỹ tạo ra và hoạt động từ năm 1946 đến năm 1955. Lý do người Mỹ phát triển ENIAC là để tính toán phần tử bắn của phòng thí nghiệm tên lửa, sau nó tham gia vào nhiều việc khác, trong đó có các tính toán phục vụ cho việc làm bom khinh khí, thứ vũ khí được tạo ra (mà chưa bao giờ được sử dụng trên thế giới) vì mức độ siêu giết người của nó, còn trên cả bom nguyên tử.

Nếu không có máy tính thì không thể chế tạo những quả bom khinh khí siêu khủng khiếp ngày ấy, cũng như mọi vũ khí công nghệ cao ngày nay.

Đặt nền móng cho việc thiết kế máy tính là Alan Turing, một nhà toán học người Anh, ông cũng là người đã tạo ra máy tính cơ điện có tên là Bombe để phá mã thành công máy mật mã Enigma của phát – xít Đức trong thế chiến 2.

Phần điện của máy tính cơ điện Bombe do Alan Turing tạo ra¬.
Hình 1.3: Phần điện của máy tính cơ điện Bombe do Alan Turing tạo ra¬.
Hình 1.3: Phần điện của máy tính cơ điện Bombe do Alan Turing tạo ra­.
Hình 1.4: Phần cơ của máy tính cơ điện Bombe.

Nội dung về Alan Turing và quá trình chế tạo máy tính cơ điện có rất nhiều trên mạng, khá nhiều video clip, phim ảnh trên Youtube mà ai cũng có thể tìm đọc, xem. Thật sự thì đọc xem những nội dung đó cũng không hấp dẫn cho lắm. Người viết có xem một bộ phim về Alan Turing, phim The Imitation Game (Người giải mã), mới biết ông làm việc cho cơ quan tình báo nước Anh, nhưng ông lại là người đồng tính nam, mà hồi đó đồng tính bị coi là bệnh nên ông bị tòa án Anh ra phán quyết phải uống thuốc để “thiến hóa học”, nhục nhã quá, Turing tự tử. Chi tiết này rất con người, nó khiến người ta thấy Alan Turing gần gũi, nhờ thế mà bộ phim hấp dẫn hơn với người bình thường, vì ai xem cũng có thể thấy mình có những bất hạnh như Alan Turing, cũng nhờ thế mà thế giới này biết đến Alan Turing nhiều hơn như là người đặt nền móng cho ngành CNTT và trí tuệ nhân tạo AI.

Người thứ hai liên quan đến những sáng tạo đầu tiên về máy tính và ngôn ngữ lập trình là John von Neumann, cũng là một nhà toán học, kiến trúc máy tính chúng ta đang dùng ngày nay được gọi là kiến trúc von Neumann. Von Neumann liên quan đến dự án chế tạo bom khinh khí của nước Mỹ, ông tạo ra máy tính trong những năm 1950 chính là để thực hiện các phép tính toán khi chế tạo bom. John von Neumann bị chính bom khinh khí quật lại: ông chết vì ung thư, được cho là do tiếp xúc quá nhiều với các chất phóng xạ trong phòng thí nghiệm phân hạch.

THÔNG ĐIỆP: máy tính và ngôn ngữ lập trình được tạo ra để giải những bài toán cực kỳ thực tiễn, cực kỳ thiết thân, mà cụ thể trong trường hợp của Turing và von Neumann là xử lý khối lượng tính toán quá nhiều, nếu tính bằng tay thì không thể thực hiện và hoàn thành được công việc. 

Mentor Hoàng Xuân Thịnh

Kỹ sư về Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Chuỗi bài về chuyển đổi số và business analysis:

BÀI 0. Giới thiệu chuỗi bài viết về Chuyển đổi số và Phân tích nghiệp vụ

BÀI 1. Không bắt đầu bằng “Hello World”

BÀI 2. Dữ liệu là nguyên liệu của máy tính

BÀI 3. Dataflow – Luồng dữ liệu

            BÀI 3.1. Luồng dữ liệu logic và luồng dữ liệu kỹ thuật

            BÀI 3.2. Học hỏi từ kỹ thuật thiết kế máy bay, áp dụng vào thiết lập bài toán chuyển đổi số

BÀI 4. Case study – Tình huống nghiên cứu

BÀI 5. Basic workflow – Luồng công việc cơ bản: Quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ mang lại doanh thu

BÀI 6. Bài phân tích số 1: Bài phân tích workflow

BÀI 7. Basic dataflows và supportive dataflows thể hiện trạng thái chuyển đổi số hiện tại

BÀI 8. Bài phân tích số 2: Tìm kiếm các vấn đề sản xuất kinh doanh từ mô hình workflow-dataflow hiện tại

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!