Những hiện vật công nghệ làm nên bước ngoặt của nền báo chí Việt Nam

Những hiện vật công nghệ làm nên bước ngoặt của nền báo chí Việt Nam

Chia sẻ kiến thức 05/07/2022

Được trưng bày tại Bảo tàng CNTT Việt Nam, các hiện vật công nghệ như máy tính Macintosh SE/30, Máy in phun Stylus Color 800,... là những "chứng nhân" lịch sử, làm nên bước ngoặt của nền báo chí Việt Nam.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cách đây 30 năm, Việt Nam đã có những bước đi tiên phong trong việc sử dụng máy in, máy vi tính hiện đại để sản xuất các ấn phẩm báo chí. 

Được trưng bày tại Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam, những máy tính và ngoại vi  dưới đây được ê-kíp của TS. Nguyễn Chí Công dùng trong nghiên cứu và triển khai dự án chế bản điện tử và truyền báo Nhân Dân vào những năm giữa thập niên 1990. 

>> Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam khai trương phòng trưng bày mới

hiện vật công nghệ
Máy in phun Stylus Color 800 do hãng Epson sản xuất từ giữa thập niên 1990. Đặc trưng máy này là rẻ hơn máy in lazer nên được dùng để in thử trên giấy trước khi in thật trên phim bằng máy in lazer có chất lượng cao hơn.
hiện vật công nghệ
Bàn phím do hãng Apple sản xuất, dùng vỏ và tiếp điểm cơ khí nên nặng nhưng bền hơn hầu hết bàn phím bán kèm các máy tính Đông Nam Á thuộc họ PC.
hiện vật công nghệ
Máy tính dòng Macintosh do Apple đưa ra lần đầu tiên vào năm 1984. Máy dùng CPU Motorola MC68000, RAM 512kB, giá 2.795USD, chỉ có 1 ổ đĩa mềm để chạy hệ điều hành Mac OS cho phép nối mạng AppleTalk và có giao diện đồ họa hiển thị trên màn hình trắng đen 9 inches với độ phân giải cao.
hiện vật công nghệ
Máy tính Macintosh Plus do Apple đưa ra năm 1985. Có CPU Motorola MC68000, RAM 1MB, giá 2.599USD với hệ điều hành Mac OS cải tiến, cho phép ê-kíp Nguyễn Chí Công tạo ra hàng trăm bộ font chữ Việt kiểu vector PostScript và TrueType.
hiện vật công nghệ
Máy tính Macintosh SE/30 với CPU Motorola MC68030, RAM 1MB, giá 4.369USD với hệ điều hành Mac OS cải tiến. Apple lần đầu tiên dùng chip 32 bit và ổ đĩa cứng SCSI, chạy nhanh hơn hẳn so với họ máy tương hợp IBM-PC.
hiện vật công nghệ
Một phần của máy tính Máy tính Power Macintosh G3 do Apple đưa ra năm 1997, được dùng khi triển khai dự án báo Nhân Dân. Máy này sử dụng CPU PowerPC của IBM, RAM 4MB, có đầy đủ đĩa cứng, đĩa mềm và cả DVD, giá 1.599USD.
hiện vật công nghệ
Máy tính SparcStation 4/40 do hãng Sun Microsystems đưa ra năm 1993. Đặc điểm là dùng các hệ điều hành kiểu Unix như SunOS và Solaris chạy trên CPU Sparc 4 kiến trúc RISC. Đã được dùng kèm với ổ đĩa cứng, CD, ổ băng từ như server mạng cao tốc và trạm xử lý ảnh, giải mã.

Bên cạnh những thiết bị kể trên, Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam hiện nay còn trưng bày hàng trăm hiện vật khác, giới thiệu đến người xem về lịch sử nền công nghệ thông tin Việt Nam, kèm các mốc sự kiện, lịch sử, con người và chính sách… Từ đó, mỗi người có hình dung đầy đủ về quá trình hình thành phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam từ thuở ban sơ.

Phần lớn hiện vật công nghệ tại đây là do TS Nguyễn Chí Công sưu tầm, sử dụng, cất giữ kể từ khi trở thành kỹ sư tin học vào đầu thập kỷ 70 và nhiều món đồ do bạn bè, các nhà hảo tâm và những người yêu thích CNTT quan tâm trao tặng. Hiện Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam đã hoàn tất hai phòng trưng bày số 1 và số 2, sẵn sàng mở cửa chào đón khách tham quan. 

Minh Tiến

>>Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam truyền lửa cho thế hệ trẻ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!