PCB (Printed Circuit Board) là gì? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

PCB (Printed Circuit Board) là gì?

Chia sẻ kiến thức 12/02/2022

PCB có trong mọi công nghệ hiện đại mà bạn sở hữu, nó rất quan trọng đối với thế giới hiện đại của chúng ta. Nhưng, PCB (Printed Circuit Board, hay bảng mạch in) thực sự là gì?

Hầu hết mọi thiết bị mà chúng ta sử dụng hiện nay đều phụ thuộc vào một thành phần chính. Không, chúng tôi không nói về pin hoặc bộ xử lý. Chúng tôi đang nói về PCB.

Vậy, PCB là gì, nó là viết tắt của cái gì? Hãy tìm hiểu cùng FUNiX.

1. PCB là gì?

PCB là viết tắt của Printed Circuit Board (Bảng mạch in) và chúng là trung tâm của tất cả các bộ phận điện tử mà chúng ta sử dụng ngày nay. Từ Apple Watch đến máy tính xách tay của bạn, hầu hết mọi thiết bị điện tử mà bạn sở hữu đều chứa một hoặc nhiều bảng mạch in.

Nói một cách đơn giản, PCB là một tấm vật liệu không dẫn điện chứa các thành phần điện. Tấm này, thường được làm từ sợi thủy tinh hoặc nhựa, các mạch điện được “in” hoặc “khắc” trên đó, do đó mà nó được gọi là “bảng mạch”. Mạch đồng trên PCB kết nối các thành phần điện, chuyển tiếp tín hiệu điện qua lại giữa chúng.

PCB có thể có một lớp hoặc nhiều lớp. Trong bảng mạch in một lớp, tất cả các mạch điện và các thành phần nằm trên cùng một bề mặt. Mặt khác, trong PCB nhiều lớp, các lớp không dẫn điện (substrate) được xếp xen kẽ với mạch điện dẫn điện, tạo thành một cấu trúc giống như một cái bánh sandwich.

PCB dành cho những công việc cực kỳ đơn giản như bật/tắt bóng đèn thường là một lớp, trong khi những bảng mạch in dành cho môi trường làm việc phức tạp như máy tính thì có nhiều lớp.

2. Ví dụ về bảng mạch in

Ví dụ nổi tiếng nhất về bảng mạch in là bo mạch chủ (motherboard) của máy tính.

Bo mạch chủ là một bảng mạch với hàng chục thành phần điện như tụ điện, Bluetooth và radio Wi-Fi, CPU, RAM, v.v., được gắn ở bên trên. Tất cả các thành phần này được kết nối thông qua mạch đồng in trên bo mạch.

Trong khi hầu hết các PCB đều khá cứng, một số bảng mạch in cũng có thể linh hoạt hoặc là sự kết hợp của cả hai. Ví dụ, nếu bạn thích tự làm điện thoại thông minh, bạn có thể đã nhìn thấy các đầu nối linh hoạt kết nối pin hoặc mô-đun LCD với bo mạch chủ. Đó là những bảng mạch in linh hoạt.

3. Bảng mạch in làm cho các thiết bị điện tử rẻ hơn và đáng tin cậy hơn

PCB đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực điện tử thông qua khả năng sửa chữa, độ tin cậy và chi phí hợp lý của chúng. Có thể nói một lý do chính khiến chúng ta có các thiết bị điện tử tương đối rẻ và bền hơn là do các bảng mạch in.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-does-pcb-stand-for/

 

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!