Giới thiệu 5 sàn giao dịch tiền điện tử an toàn nhất

5 sàn giao dịch tiền điện tử an toàn nhất

Chia sẻ kiến thức 05/11/2022

Bảo mật phải là ưu tiên hàng đầu bất kể bạn sử dụng sàn giao dịch tiền điện tử nào. Trong bài viết này, FUNiX sẽ giới thiệu 5 sàn giao dịch an toàn nhất để mua bán tiền điện tử.

Tiền điện tử thường được mua và bán trên các sàn giao dịch, nơi mọi người có thể đổi nó để lấy các tài sản kỹ thuật số khác hoặc tiền pháp định thông thường.

Có hàng chục sàn giao dịch tiền điện tử khác nhau, bởi vậy việc chọn lựa có thể hơi quá sức, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu.

Tuy nhiên, dù đã có bao nhiêu kinh nghiệm, bạn đều sẽ không muốn chuyển số tiền khó kiếm được của mình sang một nền tảng không đáng tin cậy. Vì vậy,  hãy cùng FUNiX tìm hiểu về các sàn giao dịch tiền điện tử an toàn nhất.

 

1. Kraken

Ra mắt vào năm 2011, Kraken là một trong những nền tảng giao dịch tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới, hỗ trợ tất cả các quốc gia ngoại trừ Triều Tiên, Cuba và Iran.

Kraken là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử an toàn nhất hiện có. Giống như tất cả các sàn giao dịch đáng tin cậy, Kraken lưu trữ phần lớn tiền gửi của người dùng offline. Các máy chủ của nó được giám sát bởi bảo vệ có vũ trang, trong khi quyền truy cập của nhân viên được kiểm soát chặt chẽ.

Hơn nữa, nó mã hóa tất cả thông tin nhạy cảm của người dùng và có khả năng ạnh mẽ chống lại các cuộc tấn công mạng tại chỗ. Và về tính năng bảo mật cấp người dùng, Kraken sử dụng xác thực hai yếu tố, xác nhận email để rút tiền, v.v.

Kraken thích hợp cho những người không quá thoải mái với việc chia sẻ danh tính của mình: Chỉ cấp độ xác minh “Pro” mới yêu cầu nhiều vòng xác minh, vì vậy các nhà giao dịch mới có thể bắt đầu sử dụng tài khoản của họ ngay lập tức.

Kraken cũng đi xa hơn một bước so với hầu hết các sàn giao dịch về mặt bảo mật khi mở ra Kraken Security Labs, một nhóm chuyên gia có nhiệm vụ cải thiện an ninh của nền tảng.

 

2.Gemini

Được thành lập vào năm 2014, Gemini định vị mình như một sàn giao dịch tiền điện tử tập trung vào bảo mật, với nhiều cơ chế sáng tạo để bảo vệ tiền của người dùng. 

Đầu tiên, Gemini giữ hầu hết tiền điện tử của mình trong ví lạnh hay còn gọi là ví phần cứng , những ví này không được kết nối với internet và do đó không dễ bị tấn công. 

Không có khóa riêng tại văn phòng của Gemini. Thay vào đó, các khóa nằm tại tại các trung tâm dữ liệu an toàn, với quyền truy cập vào đó bị hạn chế.

Hơn nữa, Gemini được bảo hiểm, vì vậy trong trường hợp bị tấn công – cho dù là do nhân viên hay tác nhân bên ngoài – thì tiền của bạn sẽ được an toàn.

Vậy hạn chế của nó là gì?

Gemini nắm dưới quyền quản lý của Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York, có nghĩa là nó phải thu thập thông tin về người dùng, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ và bằng chứng nhận dạng khi tạo tài khoản giao dịch trên nền tảng.

 

3. Coinbase

Từ lâu Coinbase đã trở thành lựa chọn phổ biến cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm cũng như người mới bắt đầu. Nó cũng là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch.

Giống như Gemini, Coinbase cũng lưu trữ hầu hết tiền điện tử ngoại tuyến trong một ví lạnh. Hơn nữa, công ty tuyên bố rằng 98% số tiền gửi nằm trong các cơ sở có bảo vệ.

Tất cả tài sản kỹ thuật số trên Coinbase đều được bảo hiểm khỏi các hành vi tấn công an ninh mạng và trộm cắp, mặc dù bảo hiểm không bao gồm btổn thất nào do lỗi của người dùng.

Tài khoản Coinbase bao gồm xác thực đa yếu tố , điều này bổ sung thêm một lớp bảo mật khác và giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm và tấn công giả mạo (phishing attack).

Coinbase hỗ trợ giao dịch hơn 100 loại tiền điện tử, nhưng phí khá cao so với các sàn giao dịch khác. Ngoài ra, giống như với Gemini,  bạn sẽ cần xác minh danh tính của mình để có thể giao dịch trên đó.

 

4. Binance

Sau khi ra mắt vào năm 2017, Binance đã phát triển nhanh chóng và hiện là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới tính theo khối lượng giao dịch.

Nền tảng này cũng vượt trội về mặt bảo mật. Binance giữ hầu hết tiền và tài sản của người dùng trong kho lạnh. Tất cả các lần rút tiền và đặt lại mật khẩu đều được giám sát, trong khi bất kỳ hoạt động bất thường nào dẫn đến việc rút tiền bị tạm ngưng trong tối đa là 48 giờ.

Dữ liệu nhạy cảm của người dùng được mã hóa và giao thức đăng nhập bao gồm xác thực hai yếu tố, thông báo bảo mật, xác minh qua SMS và email.

Tuy nhiên, quá trình xác minh khá phức tạp và bản thân nền tảng này không quá thân thiện với người mới bắt đầu.

Binance đã trải qua một sự cố bảo mật nhỏ vào năm 2019, và 40 triệu đô la tiền điện tử bị đánh cắp khỏi nền tảng (khối lượng giao dịch hàng ngày trên Binance thường lên tới hàng chục tỷ đô la). Công ty đã xử lý tốt và ngay lập tức hoàn lại tiền đầy đủ cho những người dùng bị ảnh hưởng.

 

Sàn giao dịch tiền điện tử nào an toàn nhất?

Gemini, Coinbase, Kraken và Binance đều tương đối bảo mật. Miễn là bạn tuân theo các giao thức bảo mật cơ bản, tiền của bạn sẽ được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không có nền tảng nào là hoàn hảo. Bởi vậy, dù chọn sàn giao dịch tiền điện tử nào, để đảm bảo chắc chắn tiền và tài sản của mình an toàn, bạn nên rút chúng về ví của mình. 

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/safest-cryptocurrency-exchanges/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!