Lập trình viên nên sử dụng low code trong trường hợp nào?

Lập trình viên nên sử dụng low code trong trường hợp nào?

Chia sẻ kiến thức 20/01/2022

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các trường hợp sử dụng low code phổ biến, từ phức tạp (chẳng hạn như phát triển ứng dụng toàn phần) đến tương đối đơn giản (chẳng hạn như thiết kế trang landing page).

Trong bài trước, chúng tôi đã chia sẻ kiến thức cơ bản về low code như định nghĩa, các thành phần, mục đích low code ra đời cũng như sự khác biệt của low code và no-code. Theo đó, low code là dạng công cụ phát triển phần mềm thông qua giao diện kéo và thả (drag-and-drop) trực quan. Nó cung cấp khả năng tùy chỉnh phần lớn các chức năng có mã hóa, nhưng hầu hết công việc có thể được thực hiện mà không cần tốn thời gian vào việc viết code.

Xem bài: Low code là gì?

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các trường hợp sử dụng low code phổ biến, từ phức tạp (chẳng hạn như phát triển ứng dụng toàn phần) đến tương đối đơn giản (chẳng hạn như thiết kế trang landing page).

low code use

Sử dụng low code cho công cụ nội bộ

Các công cụ nội bộ không hào nhoáng, nhưng các lập trình viên dành nhiều thời gian làm việc trên chúng. Theo nghiên cứu của Retool về các công cụ nội bộ vào năm 2021, các lập trình viên dành gần một phần ba thời gian (30%) để xây dựng các ứng dụng nội bộ.

Với các công ty có hơn mười nhân viên, cứ ba nhân viên thì có một nhân viên đang sử dụng các ứng dụng nội bộ mà một lập trình viên đã xây dựng. Tuy vậy, đây là công việc không thực sự hấp dẫn, và các lập trình viên thường “ngại” thực hiện phát triển các phần mềm này. Các doanh nghiệp cũng ít muốn sử dụng tài nguyên để đầu tư cho việc này. 

Với các nền tảng low code, bạn có thể phát triển các công cụ nội bộ nhanh hơn và thậm chí cho phép một số người không phải là lập trình viên cũng có thể xây dựng chúng.

Thiết kế giao diện người dùng

Một số nền tảng low code cho phép bạn xây dựng giao diện người dùng trực quan từ các thành phần kéo và thả. Điều này đặc biệt hữu ích cho các lập trình viên back-end, những người có thể phải xây dựng trang tổng quan nhưng không quen thuộc với các phương pháp hay nhất về trải nghiệm người dùng.

Ví dụ: một công cụ nội bộ phổ biến là bảng điều khiển bán hàng, giúp các đại lý bán hàng theo dõi luồng giao dịch. Nhóm bán hàng có thể yêu cầu một lập trình viên back-end tạo ra một công cụ như vậy và trong khi lập trình viên back-end có thể dễ dàng xử lý dữ liệu, họ có thể không trình bày dữ liệu đó một cách trực quan.

Sử dụng low code, một lập trình viên back-end có thể dễ dàng tạo ra một giao diện người dùng mà họ có thể đặt các layer lên dữ liệu mà họ truy xuất.

Tích hợp và tự động hóa

Các nền tảng như UiPath, Workato và Appian cung cấp các cách tích hợp các ứng dụng và tự động hóa các quy trình kết nối và lưu chuyển giữa chúng.

Nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đang bị mắc kẹt với cơ sở hạ tầng cũ (như SAP, Oracle, Citrix) mà họ không đủ khả năng để tách ra và thay thế. Tuy nhiên, sức nóng từ các công ty khởi nghiệp với các công cụ có thể tùy chỉnh nhanh, ứng dụng SaaS và API sẽ khiến họ cảm thấy cần phải thay đổi và bắt kịp.

Với low code, doanh nghiệp lớn có thể đạt được phần nào tốc độ đó bằng cách kết nối và tự động hóa các hệ thống có sẵn. Sau đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo cách tương tự các công ty khởi nghiệp làm, giúp họ ít bị gián đoạn hơn.

Sử dụng low code để phát triển ứng dụng cơ bản

Một số công cụ low code cho phép những người không phải là lập trình viên tạo ra toàn bộ ứng dụng web, hoặc các công cụ low code cho phép những người không phải là lập trình viên thêm các tính năng cụ thể vào ứng dụng của họ.

Chẳng hạn với trang công cụ low code Bubble.io, cung cấp một  số công cụ để tạo ứng dụng cho khách hàng như gắn kết từ xa cho các nhóm dựa trên nền tảng đám mây, kết nối những người đang tìm kiếm “chỗ ở trung hạn” (1-11 tháng) trang bị nội thất nhà cửa, hoặc một công cụ kế toán dành cho những người làm nghề tự do.

Use case này là một trong những trường hợp thể hiện sự khác biệt giữa low code và no code. Ở đây bạn có thể tùy chỉnh khá rộng rãi theo nhu cầu riêng, so với no code tạo ra các giới hạn không thể chỉnh sửa nếu nhu cầu phát triển ứng dụng của bạn thay đổi. 

MVP và nguyên mẫu

Phương pháp phát triển sản phẩm khả thi ở mức tối thiểu (minimum viable product – MVP), bắt nguồn từ chuyên gia khởi nghiệp nổi tiếng Eric Ries, yêu cầu các lập trình viên và công ty khởi nghiệp gửi sản phẩm nhanh hơn, nhận phản hồi sớm hơn và kết nối với khách hàng nhanh hơn. 

Có thể sử dụng low code cho tình huống này. Chẳng hạn, bạn không nên đầu tư quá nhiều tài nguyên phát triển vào một ứng dụng hoặc tính năng mà bạn không chắc chắn sẽ phát triển sau này hay không. Nếu tự code, bạn phải đầu tư trước khá nhiều, từ lưu trữ, back-end, front-end, UI, bảo trì, phân tích giám sát… 

Sử dụng low code giúp bạn tạm thời chưa phải đầu tư nhiều cho những vấn đề trên, thay vào đó tận dụng tối đa sản phẩm cuối cùng của mình, thử nghiệm sản phẩm đó với khách hàng, sau đó và chỉ sau đó, hãy thực hiện một khoản đầu tư mà bạn tin tưởng.

Mời bạn theo dõi tiếp phần 3: Lợi ích và hạn chế của low code

Nguyên Chương

Nguồn dịch: retool.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!