Amatalk 23 đi tìm nguyên nhân các nhà khoa học nói dối
Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam và học viên Đào Việt An đã có cuộc thảo luận sôi nổi về lý do các nhà khoa học nói dối, trong AmaTalk #23 diễn ra vào tối 14/06.
- [AmaTalk 22]: Sách giả về tin giả
- [AMATALK 21]: "Tai trâu" và nghệ thuật AI
- [AMATALK 20] Đừng coi thường dân đen
- [AMATALK 19]: 2034: Cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo
- [AMATALK 16]: Tiktok - Mạng xã hội phản xã hội
Table of Contents
Sau một vài tuần tạm nghỉ, AmaTalk – talkshow phổ cập CNTT của FUNiX đã quay trở lại với nội dung bàn luận xoay quanh bài dịch “Tại sao các nhà khoa học nói dối”.
Chương trình có sự tham gia của Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam và học viên Đào Việt An (học viên khóa Chứng chỉ Doanh nghiệp), thu hút sự quan tâm của hơn 40 khán giả theo dõi.
Chia sẻ về lý do lựa chọn bài dịch này làm chủ đề thảo luận, xTer Đào Viên An cho biết anh từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học nên cảm thấy đề tài rất gần gũi và thú vị. Với những kiến thức đang học về Công nghệ thông tin (CNTT), anh cũng rất quan tâm đến tiềm năng của CNTT trong việc hạn chế vấn nạn gian dối trong khoa học.
Vụ bê bối khoa học gây chấn động thế giới
Mở đầu chương trình, xTer Việt An tóm tắt bài dịch, với nội dung xoay quanh hai vụ bê bối lớn trong lịch sử ngành công nghệ sinh học.
Vụ thứ nhất diễn ra vào năm 2014, khi một nhà nghiên cứu trẻ tuổi người Nhật mang tên Haruko Obokata công bố cách đảo ngược tế bào thường thành tế bào gốc theo một phương thức rất đơn giản trên một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới. Đây được đánh giá là một phát minh vĩ đại, hứa hẹn sẽ mang lại cho Obokata giải Nobel khi chưa đầy 30 tuổi.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, những dấu hiệu gian dối của Obokata bị vạch trần: một số hình ảnh trong bài báo được chế lại, và một số đoạn văn có biểu hiện đạo văn. Nghiêm trọng hơn, không ai có thể lặp lại thí nghiệm của Obokata. Các phân tích di truyền cũng cho thấy những tế bào gốc trong thí nghiệm không tương thích với những con chuột được coi là vật chủ của chúng.
Vụ bê bối thứ hai diễn ra hơn một thế kỷ trước đó, vào năm 1912, khi một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp mang tên Alexis Carrel tuyên bố tế bào là bất tử nếu cung cấp dinh dưỡng sống trong môi trường phù hợp. Carrel khẳng định ông nuôi đc tế bào tim của gà trong 35 năm, gấp 5 lần tuổi thọ gà. Dù không ai có thể lặp lại thí nghiệm này nhưng do uy tín của Carrel, không ai đưa ra nghi ngờ về kết quả của ông.
Phải đến hơn 50 năm sau, một nhà khoa học khác mới chứng minh tế bào gà có thể nhân lên không quá 35 lần và điều đó sẽ xảy ra trong khoảng vài tháng, làm sụp đổ hoàn toàn lời tuyên bố của Carrel.
Đa số thí nghiệm khoa học không được thực hiện lại
Tái thể hiện là hòn đá tảng của khoa học hiện đại. Điều này có nghĩa là, về lý thuyết, nếu các nhà khoa học khác chưa lặp lại được nhiều lần thí nghiệm với cùng một kết quả, thì chưa thể nói được điều gì. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các thí nghiệm không được thực hiện lại và đa số có lẽ cũng không thể lặp lại được. Một số dự án cho thấy chưa đến ¼ các thí nghiệm trong lĩnh vực y tế/dược học có thể lặp lại được.
Xter Đào Viên An cũng chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này: việc lặp lại các thí nghiệm cũ thường không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho các nhà nghiên cứu, từ việc xin tài trợ cho đến đăng bài báo khoa học. Trong môi trường lơi lỏng này, việc họ bị đánh bại bởi cám dỗ và chỉnh sửa dữ liệu để có kết quả mong muốn và đạt được bước tiến sự nghiệp mới là hoàn toàn dễ hiểu. Một khi bắt đầu, rất khó để dừng lại vì họ sẽ cần tiếp tục xây tiếp trên các thành tích cũ. Để đến một ngày, chúng ta có những Obokata và Carrel với các thành tựu khoa học gây chấn động thế giới mà không ai có thể lặp lại được.
Xuyên suốt quá trình tóm tắt, Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam liên tục đặt ra các câu hỏi về chi tiết bài dịch cho xTer Viên An, khiến anh đôi lúc phải tham khảo lại bài dịch để có thể trả lời. Qua chương trình, Cựu Tổng Giám Đốc FPT cũng nhắc nhở xTer An nói riêng và học viên nói chung rèn luyện thói quen đọc kỹ, không bỏ qua chi tiết trong những bài báo khoa học. “Hãy biến mỗi một số Amatalk thành một lần các em trau dồi thói quen kỹ năng đọc và tóm tắt của mình.” anh Nam nhấn mạnh.
Xem lại chương trình tại đây.
Vân Nguyễn
AmaTalk là talkshow phổ cập kiến thức về CNTT do FUNiX thực hiện. Mỗi tuần, một bài dịch liên quan đến công nghệ sẽ được đăng tải trên trang website amatech.vn và là chủ đề chính được mang ra bàn luận. Chương trình sẽ có sự tham gia của 2 khách mời: Một fresher – người sẽ chia sẻ những hiểu biết về bài dịch và đặt ra câu hỏi; Một chuyên gia – mentor, có vai trò giải thích, phân tích, làm sáng tỏ những băn khoăn của fresher cũng như khán giả. Bên cạnh đó, phần Q&A tiếp nối chương trình sẽ tạo cơ hội cho người xem được giao lưu trực tiếp, đặt câu hỏi cho diễn giả và nhận được phần quà hấp dẫn của chương trình.
Bình luận (0
)