CEO FUNiX Lê Minh Đức: Bản chất giáo dục là tạo động lực cho người học
Đây là nhận định của CEO FUNiX Lê Minh Đức trong buổi Tọa đàm “Giáo dục trong thời đại AI” do Tạp chí Tia Sáng tổ chức vào chiều 4/3.
- Giải pháp đào tạo nhân sự doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI
- Đây là thời đại mà việc đặt câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời
- Trung tâm Công nghệ chuyên sâu xSeries ra mắt môn Xây dựng chương trình đào tạo với ChatGPT
- Tiềm năng của GPT-J trong việc cách mạng hóa công nghệ ngôn ngữ
- Trí tuệ nhân tạo ChatGPT: Công nghệ đột phá của thế kỷ 21
Tọa đàm “Giáo dục trong thời đại AI” được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để thảo luận về những cơ hội và thách thức mà ChatGPT và những ứng dụng AI khác mở ra cho giáo dục Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của hai diễn giả CEO FUNiX Lê Minh Đức và Founder GiapSchool TS. Giáp Văn Dương.
Theo bà Lê Minh Đức, bản chất của giáo dục là tạo động lực cho người học. Để người học có động lực, thì việc học phải dễ dàng, thuận lợi, người học cần được nhanh chóng hỗ trợ khi gặp khó khăn.
“ChatGPT là một công cụ hỗ trợ cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi,” CEO FUNiX đánh giá. Nó không chỉ có khả năng tạo ra các đối thoại, giải toán, làm văn… theo cách rất giống với con người mà còn tạo điều kiện để học viên có thể thoải mái đặt những câu hỏi mà họ không tự tin để hỏi người khác.
Tại FUNiX, ChatGPT được triển khai từ đầu tháng 1/2023 để học viên sử dụng miễn phí trên hệ thống hỏi đáp nội bộ, Chỉ trong hai tháng, ChatGPT đã trả lời hàng nghìn câu hỏi của học viên. Nhiều câu hỏi chuyên môn về lập trình, kỹ thuật code, kiến thức công nghệ được học viên khai thác qua chatbot này. Ứng dụng cũng đưa ra các câu trả lời hữu ích khi học viên quan tâm tới định hướng nghề nghiệp IT, cách tự học hiệu quả…
Đại diện FUNiX cho rằng, sự ra đời của Internet và Google đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể về tư duy học tập. Ngày nay, câu hỏi mới là quan trọng nhất, còn câu trả lời có thể dễ dàng trả lời bởi Google và hiện tại cả chatGPT. Kiến thức không còn là tài sản quý hiếm, giáo dục chỉ cần tập trung thúc đầy động lực cho người học, bồi dưỡng tinh thần tự học, học viên có tinh thần chủ động thì sẽ tìm được kiến thức một cách dễ dàng.
Trước câu hỏi về ảnh hưởng của chatGPT đến công tác đánh giá kết quả đầu ra, bà Lê Minh Đức cho biết, FUNiX không lo ngại về nguy cơ gian lận bởi các phiên thi tại trường là thi vấn đáp 1:1, chất lượng khảo thí luôn được bảo đảm.
Đồng quan điểm với CEO FUNiX. TS. Giáp Văn Dương cũng cho rằng chatGPT là một công cụ hỗ trợ học tập rất mạnh mẽ, chúng ta không nên lảng tránh, kiểm soát mà nên dạy học sinh cách sử dụng nó một cách hiệu quả. “Tất cả các công việc có thể thực hiện trên máy tính đều có thể bị đe dọa bởi chatGPT. Chúng ta nên rèn luyện trí tuệ tự nhiên để tận dụng AI nếu không muốn bị đào thải,” Founder GiapSchool nhấn mạnh.
Sau phần trình bày của hai diễn giả, phần thảo luận đã thu hút đông đảo sự tham gia của khán giả theo dõi chương trình. Chia sẻ cái nhìn của một nhà giáo, chị Thanh Hòa, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận xét trải nghiệm của chị khi tham gia khảo thí vấn đáp trong những năm gần đây cho thấy sinh viên ngày càng ngại suy nghĩ, từ chối động não với cả những câu hỏi tính toán đơn giản. Chị đặt ra câu hỏi nếu sinh viên lạm dụng chatGPT để “nghĩ thay” cho mình thì sẽ dẫn đến những hệ lụy như thế nào cho giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung.
Trước câu hỏi của chị Thanh Hòa, CEO FUNiX Lê Minh Đức cho rằng trong cùng một lĩnh vực luôn có nhiều trình độ khác nhau, ví dụ như trong CNTT có các cấp bậc từ tester, fresher… cho đến chuyên gia. “Giáo dục là tạo ra cơ hội để người học được học theo cách họ muốn. Dù sinh viên muốn nghiên cứu sâu hay học đơn giản để sau này đóng góp theo cách ứng dụng thì chúng ta đều nên tạo điều kiện để họ được làm như vậy,” bà nhận định.
ChatGPT là một chatbot AI được ra mắt bởi startup công nghệ OpenAI vào tháng 11/2022, có thể trả lời các câu hỏi của người dùng bằng văn bản. Công cụ này có thể tùy chỉnh để phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng phân tích các yêu cầu để có câu trả lời phù hợp. ChatGPT hiện nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng, trở thành ứng dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử với 100 triệu người dùng chỉ sau hai tháng ra mắt. |
Đăng ký sử dụng chatGPT miễn phí:
Vân Nguyễn
Bình luận (0
)